Giá dầu tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch thứ năm liên tiếp vào ngày 11/10 tại New York, ngay trước khi cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Slovakia về việc thành lập quỹ cứu trợ mở rộng dành cho khu vực đồng tiền chung châu Âu, hay còn gọi là Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), được tiến hành.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 tăng 40 xu, đóng cửa ở mức 85,81 USD/thùng.
Trong khi tại thị trường London, sau khi chứng kiến sự sụt giảm vào đầu phiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng đã “lội ngược dòng” và chốt phiên với mức tăng 1,78 USD, lên 110,56 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng tới hơn 10 USD/thùng trong 5 phiên giao dịch gần đây nhất, đang dần tuột mất đà tăng mạnh, do sự thận trọng của giới đầu tư trước diễn biến bất ổn của thị trường chứng khoán Phố Wall.
Tuy nhiên, cam kết của các nhà lãnh đạo Pháp và Đức nhằm tìm ra một biện pháp vững chắc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại châu Âu và hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn tại khu vực này, đã củng cố lòng tin của các nhà giao dịch.
Trong khi đó, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), chiếm 40% sản lượng dầu thế giới, mới đây cũng đã bày tỏ tin tưởng rằng châu Âu sẽ nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, giúp ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế mới trên toàn cầu.
OPEC cũng đã cắt giảm mức dự báo về nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2011 từ mức 87,99 triệu thùng/ngày xuống 87,81 triệu thùng/ngày, do những bất ổn của nền kinh tế thế giới và nhu cầu năng lượng giảm sút tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Tổng thư ký OPEC, Abdullah El-Badri dự kiến rằng sản lượng dầu mỏ của Libya sẽ trở về mức trước khi diễn ra các cuộc nội chiến lật đổ chính quyền trong vòng 15 tháng tới hoặc nhanh hơn nữa. Thông tin này cũng là nhân tố đẩy giá dầu liên tiếp tăng cao trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng được hỗ trợ bởi những đồn đoán xung quanh việc sản lượng dầu mỏ của Arập Xêút, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, có thể sẽ giảm.
Trái ngược với diễn biến tại phương Tây, nối gót đà đi xuống của phiên hôm trước, giá dầu châu Á tiếp tục mở cửa phiên giao dịch 12/10 với mức giảm, sau khi OPEC hạ mức dự báo về nhu cầu dầu thế giới trong năm 2012 và quyết định phản đối việc thành lập EFSF của Slovakia.
Đầu phiên này, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 11/2011 giảm 1,04 USD, xuống 84,77 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 74 xu, xuống 109,99 USD/thùng./.
Chốt phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2011 tăng 40 xu, đóng cửa ở mức 85,81 USD/thùng.
Trong khi tại thị trường London, sau khi chứng kiến sự sụt giảm vào đầu phiên, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng đã “lội ngược dòng” và chốt phiên với mức tăng 1,78 USD, lên 110,56 USD/thùng.
Giá dầu đã tăng tới hơn 10 USD/thùng trong 5 phiên giao dịch gần đây nhất, đang dần tuột mất đà tăng mạnh, do sự thận trọng của giới đầu tư trước diễn biến bất ổn của thị trường chứng khoán Phố Wall.
Tuy nhiên, cam kết của các nhà lãnh đạo Pháp và Đức nhằm tìm ra một biện pháp vững chắc nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại châu Âu và hỗ trợ các ngân hàng gặp khó khăn tại khu vực này, đã củng cố lòng tin của các nhà giao dịch.
Trong khi đó, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), chiếm 40% sản lượng dầu thế giới, mới đây cũng đã bày tỏ tin tưởng rằng châu Âu sẽ nỗ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, giúp ngăn chặn một cuộc suy thoái kinh tế mới trên toàn cầu.
OPEC cũng đã cắt giảm mức dự báo về nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2011 từ mức 87,99 triệu thùng/ngày xuống 87,81 triệu thùng/ngày, do những bất ổn của nền kinh tế thế giới và nhu cầu năng lượng giảm sút tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Tổng thư ký OPEC, Abdullah El-Badri dự kiến rằng sản lượng dầu mỏ của Libya sẽ trở về mức trước khi diễn ra các cuộc nội chiến lật đổ chính quyền trong vòng 15 tháng tới hoặc nhanh hơn nữa. Thông tin này cũng là nhân tố đẩy giá dầu liên tiếp tăng cao trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng được hỗ trợ bởi những đồn đoán xung quanh việc sản lượng dầu mỏ của Arập Xêút, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, có thể sẽ giảm.
Trái ngược với diễn biến tại phương Tây, nối gót đà đi xuống của phiên hôm trước, giá dầu châu Á tiếp tục mở cửa phiên giao dịch 12/10 với mức giảm, sau khi OPEC hạ mức dự báo về nhu cầu dầu thế giới trong năm 2012 và quyết định phản đối việc thành lập EFSF của Slovakia.
Đầu phiên này, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 11/2011 giảm 1,04 USD, xuống 84,77 USD/thùng. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 74 xu, xuống 109,99 USD/thùng./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)