Giá dầu đã hồi phục trên thị trường châu Á vào lúc mở cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 3/8 sau khi tuột dốc trong phiên trước (2/8) trên các thị trường Âu, Mỹ do quyết định gây thất vọng của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sau cuộc họp về chính sách tiền tệ kết thúc chiều 2/8.
Kết thúc cuộc họp trên, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi đã công bố tại thời điểm này ECB không đưa ra các biện pháp tức thời để làm dịu bớt áp lực nợ công tại Khu vực Eurozone, mà chỉ nói rằng ngân hàng này sẽ có các biện pháp can thiệp để hạ bớt các chi phí vay mượn của các quốc gia nợ nần.
Quyết định này của ECB đã dập tắt hy vọng của giới đầu tư vào một kế hoạch kích thích kinh tế ngay tức thì nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone và ngay lập tức cũng đẩy các thị trường hàng hóa và tài chính, trong đó có thị trường dầu mỏ, lao dốc.
Trước đó, quyết định tương tự của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi kết thúc phiên họp kéo dài hai ngày (31/7-1/8) của FED, cũng đã kéo giá dầu đi xuống.
Vào sáng 3/8 trên sàn giao dịch điện tử Singpore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 9/2012 lấy lại được 23 xu lên 87,36 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng phục hồi 31 xu lên 106,24 USD/thùng.
Các nhà đầu tư châu Á đang tạm quên "nỗi thất vọng ECB" để tập trung hướng tới báo cáo về số liệu việc làm ở khu vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng Bảy, được công bố cuối ngày 3/8, để chẩn đoán sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu thô số một thế giới.
Trước đó, đóng cửa phiên 2/8 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 9/2012 giảm 1,78 USD xuống 87,13 USD/thùng, còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng để mất 6 xu xuống 105,90 USD/thùng./.
Kết thúc cuộc họp trên, Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi đã công bố tại thời điểm này ECB không đưa ra các biện pháp tức thời để làm dịu bớt áp lực nợ công tại Khu vực Eurozone, mà chỉ nói rằng ngân hàng này sẽ có các biện pháp can thiệp để hạ bớt các chi phí vay mượn của các quốc gia nợ nần.
Quyết định này của ECB đã dập tắt hy vọng của giới đầu tư vào một kế hoạch kích thích kinh tế ngay tức thì nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực Eurozone và ngay lập tức cũng đẩy các thị trường hàng hóa và tài chính, trong đó có thị trường dầu mỏ, lao dốc.
Trước đó, quyết định tương tự của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi kết thúc phiên họp kéo dài hai ngày (31/7-1/8) của FED, cũng đã kéo giá dầu đi xuống.
Vào sáng 3/8 trên sàn giao dịch điện tử Singpore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 9/2012 lấy lại được 23 xu lên 87,36 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng phục hồi 31 xu lên 106,24 USD/thùng.
Các nhà đầu tư châu Á đang tạm quên "nỗi thất vọng ECB" để tập trung hướng tới báo cáo về số liệu việc làm ở khu vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng Bảy, được công bố cuối ngày 3/8, để chẩn đoán sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới và cũng là nước tiêu thụ dầu thô số một thế giới.
Trước đó, đóng cửa phiên 2/8 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 9/2012 giảm 1,78 USD xuống 87,13 USD/thùng, còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng để mất 6 xu xuống 105,90 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)