Giá dầu tiếp tục duy trì đà đi lên tại thị trường châu Á trong phiên giao dịch ngày 6/6, nhờ báo cáo về dự trữ dầu thô của Mỹ cũng như cam kết của các bộ trưởng tài chính Nhóm bảy nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G7) trong việc giám sát chặt chẽ diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 7/2012 tăng 63 xu, lên 84,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 37 xu, lên mức 99,21 USD/thùng.
Tại cuộc điện đàm khẩn cấp ngày 5/6 vừa qua, các bộ trưởng tài chính G7 đã nhất trí sẽ theo dõi sát sao tình hình khủng hoảng nợ công tại châu Âu, trước khi Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Los Cabos (Mexico).
Tuy nhiên, các nước G7 đã không thể công bố những biện pháp cụ thể nhằm đối phó với sự suy yếu của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha và nguy cơ Hy Lạp bị loại khỏi Eurozone. Dù kết quả cuộc điện đàm này không được như kỳ vọng, nhưng thông tin này đã phần nào trấn an tâm lý của giới đầu tư và đẩy giá dầu đi lên.
Ngoài ra, báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này trong tuần trước đã giảm 1,8 triệu thùng, cao hơn mức dự báo của các chuyên gia phân tích là chỉ giảm 1 triệu thùng. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần cải thiện và hỗ trợ sức tăng của giá “vàng đen."
Dầu New York thô đã giảm từ mức 106 USD/thùng hồi tháng trước, giữa lúc xuất hiện những số liệu tăng trưởng kinh tế yếu kém của châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ cũng có xu hướng giảm.
JP Morgan mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2012 xuống còn 2,2% và dự kiến nhu cầu dầu mỏ của nước này trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ không biến động đáng kể so với cũng kỳ năm 2011.
Đêm trước (5/6), giá dầu tại thị trường Mỹ biến động trái chiều sau khi cuộc họp cùng ngày của G7 đã thất bại trong việc đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm đối phó với khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2012 tăng 31 xu, đóng cửa ở mức 84,29 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại giảm, đứng ở mức 119,66 USD/thùng.
Chuyên gia Phil Flynn thuộc công ty PFG Best cho biết: “ Thị trường nuôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo châu Âu bằng cách nào đó sẽ đưa ra được lời giải cho bài toán nợ công của khu vực này nhằm giải cứu nền kinh tế đang gặp khó khăn và giúp hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha thoát khỏi nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên cuộc hội đàm khẩn cấp giữa các bộ trưởng tài chính G7 vào cuối ngày 5/6 không mang lại kết quả như mong đợi."
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Maria van der Hoeven cảnh báo rằng sự chững lại gần đây của giá dầu thế giới sau nhiều tháng tăng giá vẫn còn khá mong manh và nguy cơ giá nhiên liệu “leo thang” vẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế thế giới.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá dầu Brent đã lần đầu tiên tụt xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùng trong vòng tám tháng qua, do các số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và những lo ngại về khủng hoảng nợ của Eurozone, song bà Maria van der Hoeven cho rằng vẫn còn quá sớm để vui mừng./.
Đóng cửa phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 7/2012 tăng 63 xu, lên 84,92 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 37 xu, lên mức 99,21 USD/thùng.
Tại cuộc điện đàm khẩn cấp ngày 5/6 vừa qua, các bộ trưởng tài chính G7 đã nhất trí sẽ theo dõi sát sao tình hình khủng hoảng nợ công tại châu Âu, trước khi Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Los Cabos (Mexico).
Tuy nhiên, các nước G7 đã không thể công bố những biện pháp cụ thể nhằm đối phó với sự suy yếu của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha và nguy cơ Hy Lạp bị loại khỏi Eurozone. Dù kết quả cuộc điện đàm này không được như kỳ vọng, nhưng thông tin này đã phần nào trấn an tâm lý của giới đầu tư và đẩy giá dầu đi lên.
Ngoài ra, báo cáo mới nhất của Viện dầu khí quốc gia Mỹ (API) cho hay lượng dầu thô dự trữ của nước này trong tuần trước đã giảm 1,8 triệu thùng, cao hơn mức dự báo của các chuyên gia phân tích là chỉ giảm 1 triệu thùng. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần cải thiện và hỗ trợ sức tăng của giá “vàng đen."
Dầu New York thô đã giảm từ mức 106 USD/thùng hồi tháng trước, giữa lúc xuất hiện những số liệu tăng trưởng kinh tế yếu kém của châu Âu, Mỹ và Trung Quốc, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ cũng có xu hướng giảm.
JP Morgan mới đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2012 xuống còn 2,2% và dự kiến nhu cầu dầu mỏ của nước này trong giai đoạn từ nay đến cuối năm sẽ không biến động đáng kể so với cũng kỳ năm 2011.
Đêm trước (5/6), giá dầu tại thị trường Mỹ biến động trái chiều sau khi cuộc họp cùng ngày của G7 đã thất bại trong việc đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm đối phó với khủng hoảng nợ công tại châu Âu.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2012 tăng 31 xu, đóng cửa ở mức 84,29 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn lại giảm, đứng ở mức 119,66 USD/thùng.
Chuyên gia Phil Flynn thuộc công ty PFG Best cho biết: “ Thị trường nuôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo châu Âu bằng cách nào đó sẽ đưa ra được lời giải cho bài toán nợ công của khu vực này nhằm giải cứu nền kinh tế đang gặp khó khăn và giúp hệ thống ngân hàng yếu kém của Tây Ban Nha thoát khỏi nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên cuộc hội đàm khẩn cấp giữa các bộ trưởng tài chính G7 vào cuối ngày 5/6 không mang lại kết quả như mong đợi."
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Maria van der Hoeven cảnh báo rằng sự chững lại gần đây của giá dầu thế giới sau nhiều tháng tăng giá vẫn còn khá mong manh và nguy cơ giá nhiên liệu “leo thang” vẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế thế giới.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước, giá dầu Brent đã lần đầu tiên tụt xuống dưới ngưỡng 100 USD/thùng trong vòng tám tháng qua, do các số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc và những lo ngại về khủng hoảng nợ của Eurozone, song bà Maria van der Hoeven cho rằng vẫn còn quá sớm để vui mừng./.
Minh Trang (TTXVN)