Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 8/10, giá dầu thô thế giới tăng nhẹ trong bối cảnh đồng USD xuống giá so với đồng euro sau thông tin về thị trường việc làm ở Mỹ - quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới.
Trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2010 tăng 99 cent lên 82,66 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 60 cent lên 84,03 USD/thùng.
Dầu thô được định giá bằng đồng USD nên khi đồng bạc xanh này yếu đi sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ các ngoại tệ khác.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho biết trong tháng Chín vừa qua, nền kinh tế hàng đầu thế giới mất 95.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 9,6%. Như vậy, tháng qua cũng là tháng thứ 17 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vượt mức 9,4% - giai đoạn dài nhất kể từ khi số liệu này được thống kê định kỳ hồi năm 1948.
Theo nhà phân tích Paul Ashworth tại Capital Economics, báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ đã gây thêm sức ép đối với đồng USD và là bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ dường như đang mất đi động lực trước đó. Đồng USD còn bị tác động trước khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể sử dụng thêm các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong phiên trước đó, giá dầu đã giảm hơn 1,5 USD trước những lo ngại về báo cáo việc làm hàng tháng trên. Thị trường năng lượng còn bị sức ép trước khả năng nguồn cung dôi dư. Trong tuần trước, kho dự trữ dầu thô lại tăng tới 3,1 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với con số dự báo (tăng 300.000 thùng) và hiện ở mức 360,9 triệu thùng, nhiều hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ nhận định bức tranh về thị trường dầu mỏ hoàn toàn xấu.
Thị trường hiện đang chờ đợi thông tin về kỳ họp sắp tới của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tại Vienna. Nhiều khả năng OPEC vẫn giữ nguyên hạn ngạch sản lượng ở mức như hiện nay.
Ngay trước thời điểm diễn ra cuộc họp, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hussein Chahristani tuyên bố, trữ lượng dầu được kiểm chứng của nước này đã tăng lên một cách rõ rệt, giúp Iraq trở thành nước có trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới, trên cả Iran. Bộ trưởng Hussein Chahristani khẳng định, Iraq có trữ lượng dầu có thể khai được lên tới 143,1 tỷ thùng, cao hơn 24% so với những dự báo ban đầu.
Theo Bản tin về số liệu hàng năm 2009 của OPEC xuất bản tháng 7/2010, Arập Xêút có trữ lượng dầu mỏ được kiểm định lớn nhất thế giới với 264,5 tỷ thùng, đứng thứ hai là Venezuela (211,1 tỷ thùng) và thứ ba là Iran (137 tỷ thùng).
So với tuần trước đó, giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã tăng từ 80,67 USD/thùng tuần trước đó lên 82,66 USD/thùng vào cuối phiên 8/10, còn giá dầu Brent tại London cũng tăng từ 82,92 USD/thùng lên 84,03 USD/thùng./.
Trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 11/2010 tăng 99 cent lên 82,66 USD/thùng. Còn tại London, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 60 cent lên 84,03 USD/thùng.
Dầu thô được định giá bằng đồng USD nên khi đồng bạc xanh này yếu đi sẽ hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ các ngoại tệ khác.
Bộ Lao động Mỹ vừa cho biết trong tháng Chín vừa qua, nền kinh tế hàng đầu thế giới mất 95.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 9,6%. Như vậy, tháng qua cũng là tháng thứ 17 liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vượt mức 9,4% - giai đoạn dài nhất kể từ khi số liệu này được thống kê định kỳ hồi năm 1948.
Theo nhà phân tích Paul Ashworth tại Capital Economics, báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ đã gây thêm sức ép đối với đồng USD và là bằng chứng cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ dường như đang mất đi động lực trước đó. Đồng USD còn bị tác động trước khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể sử dụng thêm các biện pháp kích thích mới để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong phiên trước đó, giá dầu đã giảm hơn 1,5 USD trước những lo ngại về báo cáo việc làm hàng tháng trên. Thị trường năng lượng còn bị sức ép trước khả năng nguồn cung dôi dư. Trong tuần trước, kho dự trữ dầu thô lại tăng tới 3,1 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với con số dự báo (tăng 300.000 thùng) và hiện ở mức 360,9 triệu thùng, nhiều hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ nhận định bức tranh về thị trường dầu mỏ hoàn toàn xấu.
Thị trường hiện đang chờ đợi thông tin về kỳ họp sắp tới của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tại Vienna. Nhiều khả năng OPEC vẫn giữ nguyên hạn ngạch sản lượng ở mức như hiện nay.
Ngay trước thời điểm diễn ra cuộc họp, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hussein Chahristani tuyên bố, trữ lượng dầu được kiểm chứng của nước này đã tăng lên một cách rõ rệt, giúp Iraq trở thành nước có trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới, trên cả Iran. Bộ trưởng Hussein Chahristani khẳng định, Iraq có trữ lượng dầu có thể khai được lên tới 143,1 tỷ thùng, cao hơn 24% so với những dự báo ban đầu.
Theo Bản tin về số liệu hàng năm 2009 của OPEC xuất bản tháng 7/2010, Arập Xêút có trữ lượng dầu mỏ được kiểm định lớn nhất thế giới với 264,5 tỷ thùng, đứng thứ hai là Venezuela (211,1 tỷ thùng) và thứ ba là Iran (137 tỷ thùng).
So với tuần trước đó, giá dầu ngọt nhẹ tại New York đã tăng từ 80,67 USD/thùng tuần trước đó lên 82,66 USD/thùng vào cuối phiên 8/10, còn giá dầu Brent tại London cũng tăng từ 82,92 USD/thùng lên 84,03 USD/thùng./.
Tố Uyên (TTXVN/Vietnam+)