Ngày 15/2, giá dầu thế giới đã quay đầu đi xuống vào cuối phiên sau khi nằm trong xu hướng đi lên trong hầu hết phiên giao dịch.
Trong khi đó, mức chênh lệch giữa giá dầu ngọt nhẹ và dầu Brent cũng đã giảm chút ít, giữa bối cảnh số liệu đáng thất vọng về doanh thu bán lẻ của Mỹ cùng với cuộc chiến chống lạm phát tại Trung Quốc đang thổi bùng những lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu mỏ của hai nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Tại New York kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 giảm 49 xu xuống 84,32 USD/thùng sau khi đã tiến sát 86 USD/thùng trong phiên. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn sau khi vượt ngưỡng 104 USD/thùng, vốn là mức cao nhất kể từ ngày 26/9/2008, đã quay đầu giảm 1,44 USD so với phiên 14/2 xuống 101,64 USD/thùng.
Đến chiều 16/2 tại thị trường châu Á, những bất ổn tại Trung Đông đã giúp giá dầu nhích lên song vẫn không thể lấy lại mốc 104 USD/thùng, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tăng 23 xu lên 84,55 USD/thùng; còn giá dầu Brent giao tháng 4/2010 tăng 29 xu lên 101,93 USD/thùng.
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ của Mỹ đã giảm tốc trong tháng 1/2010, nhưng chí ít thì vẫn có một số nhà giao dịch và phân tích dầu mỏ coi số liệu mới này là đáng khích lệ khi tính đến tình hình thời tiết gây cản trở hoạt động giao thông.
Theo báo cáo của MasterCard, nhu cầu xăng bán lẻ của Mỹ đã giảm trong tuần thứ hai liên tiếp, do giá tăng cao. Trong khi đó, tại Trung Quốc, lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 1/2010 tăng không mạnh như dự kiến, ở mức 4,9%, song tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính giá thực phẩm) đã tăng lên 2,6% -mức cao nhất kể từ năm 2002.
Andrey Kryuchenkov, nhà phân tích thuộc VTB Capital commodities, cho biết một loạt cuộc biểu tình xảy ra tại khu vực Trung Đông, cùng với các số liệu về thương mại của Trung Quốc đã đẩy giá dầu Brent vượt qua các mức đỉnh đạt được trong tháng 2/2011 và leo lên trên 104 USD/thùng vào chiều 14/2.
Tuy nhiên, việc giá dầu đi xuống trong phiên 15/2 là do sự suy yếu chung trên thị trường, và có thể sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, trừ khi bùng nổ tình trạng rối loạn địa chính trị nghiêm trọng tại khu vực các nước sản xuất dầu mỏ.
Hiện nay, giá dầu còn chịu tác động từ việc sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng cao. Theo báo cáo đánh giá thị trường của Natixis, trong vòng hai tháng qua, sản lượng của Arập Xêút đã tăng 167.000 thùng/ngày, trong khi con số này của Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tăng 107.000 thùng/ngày./.
Trong khi đó, mức chênh lệch giữa giá dầu ngọt nhẹ và dầu Brent cũng đã giảm chút ít, giữa bối cảnh số liệu đáng thất vọng về doanh thu bán lẻ của Mỹ cùng với cuộc chiến chống lạm phát tại Trung Quốc đang thổi bùng những lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu mỏ của hai nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.
Tại New York kết thúc phiên này, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 giảm 49 xu xuống 84,32 USD/thùng sau khi đã tiến sát 86 USD/thùng trong phiên. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn sau khi vượt ngưỡng 104 USD/thùng, vốn là mức cao nhất kể từ ngày 26/9/2008, đã quay đầu giảm 1,44 USD so với phiên 14/2 xuống 101,64 USD/thùng.
Đến chiều 16/2 tại thị trường châu Á, những bất ổn tại Trung Đông đã giúp giá dầu nhích lên song vẫn không thể lấy lại mốc 104 USD/thùng, với giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2010 tăng 23 xu lên 84,55 USD/thùng; còn giá dầu Brent giao tháng 4/2010 tăng 29 xu lên 101,93 USD/thùng.
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ của Mỹ đã giảm tốc trong tháng 1/2010, nhưng chí ít thì vẫn có một số nhà giao dịch và phân tích dầu mỏ coi số liệu mới này là đáng khích lệ khi tính đến tình hình thời tiết gây cản trở hoạt động giao thông.
Theo báo cáo của MasterCard, nhu cầu xăng bán lẻ của Mỹ đã giảm trong tuần thứ hai liên tiếp, do giá tăng cao. Trong khi đó, tại Trung Quốc, lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 1/2010 tăng không mạnh như dự kiến, ở mức 4,9%, song tỷ lệ lạm phát cơ bản (không tính giá thực phẩm) đã tăng lên 2,6% -mức cao nhất kể từ năm 2002.
Andrey Kryuchenkov, nhà phân tích thuộc VTB Capital commodities, cho biết một loạt cuộc biểu tình xảy ra tại khu vực Trung Đông, cùng với các số liệu về thương mại của Trung Quốc đã đẩy giá dầu Brent vượt qua các mức đỉnh đạt được trong tháng 2/2011 và leo lên trên 104 USD/thùng vào chiều 14/2.
Tuy nhiên, việc giá dầu đi xuống trong phiên 15/2 là do sự suy yếu chung trên thị trường, và có thể sẽ còn giảm mạnh hơn nữa, trừ khi bùng nổ tình trạng rối loạn địa chính trị nghiêm trọng tại khu vực các nước sản xuất dầu mỏ.
Hiện nay, giá dầu còn chịu tác động từ việc sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng cao. Theo báo cáo đánh giá thị trường của Natixis, trong vòng hai tháng qua, sản lượng của Arập Xêút đã tăng 167.000 thùng/ngày, trong khi con số này của Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) tăng 107.000 thùng/ngày./.
Phương Thảo (TTTXVN/Vietnam+)