Ngày 31/1, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng lên trên 99 USD/thùng tại thị trường châu Á, cùng chiều với đà ghi điểm của thị trường chứng khoán khu vực, sau khi châu Âu đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Chiều 31/1 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2012 tăng 47 xu lên 99,25 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 70 xu lên 111,45 USD/thùng.
Các nhà lãnh đạo châu Âu ngày 30/1 đã thông qua tuyên bố chung đề cập đến các biện pháp, nhằm thực hiện ba ưu tiên chính trong thời gian tới là khuyến khích tạo công ăn việc làm, hoàn thành thị trường chung duy nhất và thúc đẩy đầu tư tài chính vào các nền kinh tế, nhất là vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, cùng với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm giảm nợ công và thu hẹp mức thâm hụt ngân sách, các biện pháp đưa ra lần này được kỳ vọng sẽ giúp EU thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
[Iran sẽ dừng xuất dầu mỏ cho một số nước EU]
Theo bà Natalie Robertson, chuyên gia phân tích hàng hóa thuộc Tập đoàn ngân hàng ANZ tại Melbourne (Australia), tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo châu Âu đã làm thị trường năng lượng vơi đi nỗi lo về nhu cầu giảm sút, song giá dầu thô dự kiến sẽ vẫn dập dềnh lên xuống do tác động trái chiều của hai yếu tố, một là triển vọng nhu cầu thấp hơn, còn hai là sự thiếu chắc chắn về nguồn cung từ Iran.
Hiện châu Âu vẫn có kế hoạch áp dụng lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Iran trong mùa Hè tới nhằm gây áp lực lên chương trình hạt nhân của quốc gia Vùng Vịnh này. Nếu điều đó xảy ra, Iran cho biết họ có thể trả đũa bằng cách phong tỏa tuyến đường qua Vịnh Ba Tư - nơi trung chuyển 1/6 lượng dầu mỏ xuất khẩu của cả thế giới.
Đêm trước tại Mỹ và châu Âu, giá dầu đã giảm do triển vọng nhu cầu bấp bênh khi các nhà lãnh đạo châu Âu nhóm họp bàn về cách giải quyết khủng hoảng nợ công khu vực và giới đầu tư đang dõi theo cuộc đàm phán về tái cấu trúc nợ giữa Chính phủ Hy Lạp và khu vực tư nhân.
Chuyên gia Tom Bentz thuộc BNP Paribas nhận định còn tồn tại quá nhiều nỗi lo về tình hình tại Hy Lạp cũng như trên khắp châu Âu và chính những lo lắng này khiến hàng loạt các thị trường, trong đó có thị trường năng lượng, chịu chung cảnh sa sút.
Chốt phiên 30/1 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2012 giảm 78 xu xuống 98,78 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 71 xu còn 110,75 USD/thùng./.
Chiều 31/1 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2012 tăng 47 xu lên 99,25 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 70 xu lên 111,45 USD/thùng.
Các nhà lãnh đạo châu Âu ngày 30/1 đã thông qua tuyên bố chung đề cập đến các biện pháp, nhằm thực hiện ba ưu tiên chính trong thời gian tới là khuyến khích tạo công ăn việc làm, hoàn thành thị trường chung duy nhất và thúc đẩy đầu tư tài chính vào các nền kinh tế, nhất là vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Như vậy, cùng với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" nhằm giảm nợ công và thu hẹp mức thâm hụt ngân sách, các biện pháp đưa ra lần này được kỳ vọng sẽ giúp EU thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
[Iran sẽ dừng xuất dầu mỏ cho một số nước EU]
Theo bà Natalie Robertson, chuyên gia phân tích hàng hóa thuộc Tập đoàn ngân hàng ANZ tại Melbourne (Australia), tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo châu Âu đã làm thị trường năng lượng vơi đi nỗi lo về nhu cầu giảm sút, song giá dầu thô dự kiến sẽ vẫn dập dềnh lên xuống do tác động trái chiều của hai yếu tố, một là triển vọng nhu cầu thấp hơn, còn hai là sự thiếu chắc chắn về nguồn cung từ Iran.
Hiện châu Âu vẫn có kế hoạch áp dụng lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Iran trong mùa Hè tới nhằm gây áp lực lên chương trình hạt nhân của quốc gia Vùng Vịnh này. Nếu điều đó xảy ra, Iran cho biết họ có thể trả đũa bằng cách phong tỏa tuyến đường qua Vịnh Ba Tư - nơi trung chuyển 1/6 lượng dầu mỏ xuất khẩu của cả thế giới.
Đêm trước tại Mỹ và châu Âu, giá dầu đã giảm do triển vọng nhu cầu bấp bênh khi các nhà lãnh đạo châu Âu nhóm họp bàn về cách giải quyết khủng hoảng nợ công khu vực và giới đầu tư đang dõi theo cuộc đàm phán về tái cấu trúc nợ giữa Chính phủ Hy Lạp và khu vực tư nhân.
Chuyên gia Tom Bentz thuộc BNP Paribas nhận định còn tồn tại quá nhiều nỗi lo về tình hình tại Hy Lạp cũng như trên khắp châu Âu và chính những lo lắng này khiến hàng loạt các thị trường, trong đó có thị trường năng lượng, chịu chung cảnh sa sút.
Chốt phiên 30/1 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 3/2012 giảm 78 xu xuống 98,78 USD/thùng. Tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng giảm 71 xu còn 110,75 USD/thùng./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)