Ngày 4/4, giá dầu châu Á lại lập kỷ lục mới trong hai năm rưỡi, trong bối cảnh thị trường việc làm có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, giúp củng cố lòng tin của các nhà đầu tư về triển vọng nhu cầu "vàng đen" sẽ gia tăng.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 5/2011 tăng 29 xu so với phiên 1/4 tại Mỹ lên 108,23 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2011 tăng 21 xu lên 118,91 USD/thùng.
Ngày 1/4, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 3/2011 đã có 216.000 việc làm được tạo mới và tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này đã giảm xuống 8,8% (giảm 1 điểm phần trăm kể từ tháng 11/2010).
Ben Westmore, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, có trụ sở tại Melbourne, nhận định việc tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm nằm ngoài dự đoán của giới giao dịch thị trường, song nhân tố này chỉ có tác động nhỏ đến giá dầu.
Theo ông Westmore, điều quan trọng hiện nay là các thông tin về tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và nếu tình trạng này lan sang các quốc gia khác, giá dầu sẽ được đẩy lên cao hơn.
Ngày 3/4, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tại thủ đô Athens, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Abdelati Obeidi tuyên bố Chính phủ Libya muốn chấm dứt giao tranh.
Đánh giá về động thái này, Ngoại trưởng Hy Lạp nhận định Tripoli đang tìm kiếm một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này.
Hiện quân đội của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đang kiểm soát miền Tây Libya, trong khi phe nổi dậy chiếm giữ hầu hết bờ biển phía Đông.
Một số nhà phân tích cho rằng giá dầu chỉ giảm khi Mỹ và liên quân ngừng hoạt động can thiệp quân sự vào Libya. Kể từ ngày 15/2, giá dầu đã tăng khoảng 29%./.
Chiều cùng ngày, tại Sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 5/2011 tăng 29 xu so với phiên 1/4 tại Mỹ lên 108,23 USD/thùng; còn giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 5/2011 tăng 21 xu lên 118,91 USD/thùng.
Ngày 1/4, Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng 3/2011 đã có 216.000 việc làm được tạo mới và tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới này đã giảm xuống 8,8% (giảm 1 điểm phần trăm kể từ tháng 11/2010).
Ben Westmore, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Quốc gia Australia, có trụ sở tại Melbourne, nhận định việc tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm nằm ngoài dự đoán của giới giao dịch thị trường, song nhân tố này chỉ có tác động nhỏ đến giá dầu.
Theo ông Westmore, điều quan trọng hiện nay là các thông tin về tình hình xung đột tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi và nếu tình trạng này lan sang các quốc gia khác, giá dầu sẽ được đẩy lên cao hơn.
Ngày 3/4, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tại thủ đô Athens, Thứ trưởng Ngoại giao Libya Abdelati Obeidi tuyên bố Chính phủ Libya muốn chấm dứt giao tranh.
Đánh giá về động thái này, Ngoại trưởng Hy Lạp nhận định Tripoli đang tìm kiếm một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Bắc Phi này.
Hiện quân đội của nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đang kiểm soát miền Tây Libya, trong khi phe nổi dậy chiếm giữ hầu hết bờ biển phía Đông.
Một số nhà phân tích cho rằng giá dầu chỉ giảm khi Mỹ và liên quân ngừng hoạt động can thiệp quân sự vào Libya. Kể từ ngày 15/2, giá dầu đã tăng khoảng 29%./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)