Thị trường năng lượng châu Á tiếp tục đà đi lên trong phiên giao dịch ngày 22/8, nhờ sự gia tăng hy vọng của giới đầu tư vào khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ sớm can thiệp nhằm hạ thấp lãi suất trái phiếu chính phủ của một số quốc gia đang gặp khó khăn thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 9/2012 tăng 15 xu, lên 96,99 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng nhích thêm 6 xu, chốt ở mức 114,70 USD/thùng.
Báo cáo mới đây của Phillip Futures cho biết: “Giá dầu tăng cao khi giới đầu tư lại dấy lên hy vọng rằng ECB sắp đưa ra những hành động cụ thể để giải cứu Eurozone khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Thông tin này đã khiến giá dầu châu Á tiếp tục leo thang, đồng thời cũng giúp tỷ giá giữa đồng euro và đồng USD vọt lên mức cao nhất trong vòng 7 tuần qua."
Đồn đoán tích cực về động thái của ECB bắt nguồn từ thành công của đợt chào bán trái phiếu mới nhất của Chính phủ Tây Ban Nha, với mức lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống chỉ còn 6,211%, từ mức tương ứng 6,443%. Mặc dù trước đó, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã dập tắt hy vọng của nhiều nhà kinh doanh khi tái khẳng định rằng Chính phủ Đức không ủng hộ kế hoạch thu mua trái phiếu Chính phủ một số nước châu Âu của ECB, song việc các thành viên chủ chốt thuộc đảng của Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây cho biết nước này sẵn sàng đóng góp vào khoản cứu trợ tiếp theo dành cho Hy Lạp đã phần nào giúp thị trường năng lượng khởi sắc trở lại.
Thêm vào đó, giá “vàng đen” còn tăng cao do những lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cũng, xuất phát từ những căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
[Hy Lạp muốn có thêm thời gian để thực hiện cải cách]
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) cho biết sự thắt chặt nguồn cung và sản xuất dầu tại Iran do những bất đồng giữa Tehran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này sẽ tiếp tục là nhân tố chính chi phối thị trường dầu mỏ trong thời gian tới.
Đêm trước (21/8) tại thị trường Mỹ, giá dầu đảo chiều đi lên, khi giới đầu tư đã nhen nhóm hy vọng trở lại về việc ECB sẽ sớm đưa ra những hành động cụ thể nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại Eurozone.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 43 xu, lên 96,40 USD/thùng. Đây là mức chốt theo ngày cao nhất của mặt hàng này kể từ ngày giao dịch 10/5. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2012 cũng tăng mạnh tới 94 xu, đóng cửa ở mức 114,64 USD/thùng.
John Kilduff, chuyên gia phân tích thuộc công ty Again Capital cho biết những thông tin mới đây về việc chính đảng của Thủ tướng Merkel đã tuyên bố sẵn sàng tham gia vào gói cứu trợ dành cho Hy Lạp và việc Chính phủ Tây Ban Nha vừa chào bán thành công số trái phiếu trị giá 4,51 tỷ euro (tương đương 5,58 tỷ USD), với mức lợi suất giảm khá nhiều so với các lần chào bán trong tháng trước đó, đã giúp giới đầu tư thêm phần lạc quan vào khả năng cơn bão nợ tại Eurozone sẽ sớm được đẩy lùi, qua đó đẩy giá dầu tăng cao.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng tại Trung Đông, khiến nguồn cung dầu luôn trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng, cũng hỗ trợ tích cực cho giá dầu./.
Kết thúc phiên này, tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas (WTI) giao tháng 9/2012 tăng 15 xu, lên 96,99 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng nhích thêm 6 xu, chốt ở mức 114,70 USD/thùng.
Báo cáo mới đây của Phillip Futures cho biết: “Giá dầu tăng cao khi giới đầu tư lại dấy lên hy vọng rằng ECB sắp đưa ra những hành động cụ thể để giải cứu Eurozone khỏi cuộc khủng hoảng nợ. Thông tin này đã khiến giá dầu châu Á tiếp tục leo thang, đồng thời cũng giúp tỷ giá giữa đồng euro và đồng USD vọt lên mức cao nhất trong vòng 7 tuần qua."
Đồn đoán tích cực về động thái của ECB bắt nguồn từ thành công của đợt chào bán trái phiếu mới nhất của Chính phủ Tây Ban Nha, với mức lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống chỉ còn 6,211%, từ mức tương ứng 6,443%. Mặc dù trước đó, Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) đã dập tắt hy vọng của nhiều nhà kinh doanh khi tái khẳng định rằng Chính phủ Đức không ủng hộ kế hoạch thu mua trái phiếu Chính phủ một số nước châu Âu của ECB, song việc các thành viên chủ chốt thuộc đảng của Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây cho biết nước này sẵn sàng đóng góp vào khoản cứu trợ tiếp theo dành cho Hy Lạp đã phần nào giúp thị trường năng lượng khởi sắc trở lại.
Thêm vào đó, giá “vàng đen” còn tăng cao do những lo ngại về tình trạng khan hiếm nguồn cũng, xuất phát từ những căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
[Hy Lạp muốn có thêm thời gian để thực hiện cải cách]
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) cho biết sự thắt chặt nguồn cung và sản xuất dầu tại Iran do những bất đồng giữa Tehran và phương Tây xung quanh chương trình hạt nhân của nước này sẽ tiếp tục là nhân tố chính chi phối thị trường dầu mỏ trong thời gian tới.
Đêm trước (21/8) tại thị trường Mỹ, giá dầu đảo chiều đi lên, khi giới đầu tư đã nhen nhóm hy vọng trở lại về việc ECB sẽ sớm đưa ra những hành động cụ thể nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công đang hoành hành tại Eurozone.
Chốt phiên này, tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 9/2012 tăng 43 xu, lên 96,40 USD/thùng. Đây là mức chốt theo ngày cao nhất của mặt hàng này kể từ ngày giao dịch 10/5. Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10/2012 cũng tăng mạnh tới 94 xu, đóng cửa ở mức 114,64 USD/thùng.
John Kilduff, chuyên gia phân tích thuộc công ty Again Capital cho biết những thông tin mới đây về việc chính đảng của Thủ tướng Merkel đã tuyên bố sẵn sàng tham gia vào gói cứu trợ dành cho Hy Lạp và việc Chính phủ Tây Ban Nha vừa chào bán thành công số trái phiếu trị giá 4,51 tỷ euro (tương đương 5,58 tỷ USD), với mức lợi suất giảm khá nhiều so với các lần chào bán trong tháng trước đó, đã giúp giới đầu tư thêm phần lạc quan vào khả năng cơn bão nợ tại Eurozone sẽ sớm được đẩy lùi, qua đó đẩy giá dầu tăng cao.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng tại Trung Đông, khiến nguồn cung dầu luôn trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng, cũng hỗ trợ tích cực cho giá dầu./.
Minh Trang (TTXVN)