Các thị trường hàng hóa thế giới (trong đó có thị trường dầu mỏ) trong tuần qua đã bị giáng một đòn mạnh bởi thông tin nước Mỹ trong tháng Tám vừa qua đã không tạo ra được một việc làm nào, làm dấy lại những phỏng đoán cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể đang cận kề một cuộc suy thoái kép.
Các nhà phân tích nói rằng số liệu trên càng củng cố cho những dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ sớm ra quyết định về một đợt nới lỏng tiền tệ mới (hay còn gọi là QE3), nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang bên bờ suy giảm này.
Tuy nhiên, trong tuần qua, thị trường dầu mỏ thế giới lại phần nào được hỗ trợ bởi những lo ngại về các cơn bão có sức tàn phá lớn đổ vào nước Mỹ - một trong những quốc gia sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung, và khiến thị trường dầu trở nên cân bằng hơn.
Nhìn chung, giá dầu trong tuần qua được giao dịch trong một biên độ khá rộng, nhờ một bên là những nhân tố không hỗ trợ cho giá dầu, như nỗi lo về nhu cầu yếu đi (xuất phát từ những số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ), với một bên là những nhân tố hậu thuẫn cho giá "vàng đen," như nỗi lo về nguồn cung bị ảnh hưởng (xuất phát từ các trận bão lớn đe dọa nước Mỹ).
Ngoài ra, những đồn đoán về một gói QE3 sắp được tung ra cũng hỗ trợ cho giá dầu mặc dù cho đến thời điểm này không ai biết được rằng gói kích thích kinh tế mới (nếu có) sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế Mỹ trong dài hạn, trong khi những khó khăn vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở cấp đột chính trị đối với Chủ tịch FED Ben Bernanke.
Trong ngày 2/9, ông Bernanke cũng đã bóng gió ám chỉ rằng có thể FED sẽ có một đợt nới lỏng tiền tệ mới trong một tương lai gần. Nhìn lại giá dầu từ phiên đầu tuần 29/8 đã có những biến động không đồng nhất trên thị trường châu Á trước những thông tin trái chiều trên thị trường.
Tuy nhiên, giá năng lượng này đã được đẩy lên cao ngay trong phiên cùng ngày tại thị trường Mỹ và châu Âu, cũng như trong phiên 30/8 trên thị trường châu Á, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng của về khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ tìm ra con đường để tránh suy thoái mà không cần sử dụng thêm các biện pháp kích thích tiền tệ, cũng như ảnh hưởng không lớn lắm của cơn bão Irene đối với những nhà máy lọc dầu ở bờ biển phía Đông nước Mỹ.
Chốt phiên 29/8 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10 năm nay tăng 1,9 USD lên 87,27 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London tăng 52 xu lên 111,88 USD/thùng. Trong khi đó, vào chiều 30/8 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10 tới tiếp tục tăng 29 xu lên 87,56 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 49 xu lên 112,37 USD/thùng.
Giá dầu trong hai phiên 31/8 và 1/9 tiếp tục diễn biến thất thường và tính đến chiều 1/9 tại thị trường châu Á, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 10 tới tăng 25 xu lên 89,06 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 15 xu lên 115 USD/thùng.
Trong khi đó, đóng cửa phiên 31/8 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 10 tới giảm 9 xu xuống 88,95 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại tăng 83 xu lên 114,85 USD/thùng.
Trong phiên cuối tuần ngày 2/9, giá dầu lại thoái lui trên tất cả các thị trường từ châu Âu, Mỹ qua châu Á, trong bối cảnh các thị trường đón nhận những số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ được công bố trong ngày (báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về tình hình việc làm trong tháng Tám vừa qua, qua đó cho thấy một con số xấu hơn nhiều so với dự kiến và tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 9,1%), cùng vụ kiện của Chính phủ Mỹ đối với 17 ngân hàng và định chế tài chính lớn của nước này về các khoản nợ thế chấp.
Tất cả làm dấy lên những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể rơi trở lại vào suy thoái, khiến nhu cầu về dầu giảm sút.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên cuối tuần ngày 2/9 trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 10 năm nay tuy giảm xuống 87,06 USD/thùng, song vẫn tăng nhẹ so với mức 85,48 USD/thùng của cuối tuần trước nữa. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ mặc dù cũng giảm xuống còn 113,23 USD/thùng, nhưng cũng vẫn tăng nhẹ so với mức 111,10 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Các nhà dự báo thời tiết Mỹ cuối tuần qua cho biết cơn bão mới Katia đã hình thành trên vùng biển Đại Tây Dương và hiện đang hướng tới khả năng sẽ đổ bộ vào vùng miền Đông nước Mỹ vào cuối tuần tới. Giới chuyên gia lo ngại rằng cơn bão này có thể sẽ tàn phá các cơ sở năng lượng của Mỹ và có thể sẽ khiến giá dầu được đẩy lên trong tuần sau do các nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung bị ảnh hưởng.
Chuyên gia phân tích Michael Lewis của Deutsche Bank cũng dự đoán giá cả hàng hóa, trong đó có giá dầu, sẽ phục hồi mạnh trong ba tháng cuối năm, nếu kinh tế thế giới không rơi vào một cuộc suy thoái mới./.
Các nhà phân tích nói rằng số liệu trên càng củng cố cho những dự đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ sớm ra quyết định về một đợt nới lỏng tiền tệ mới (hay còn gọi là QE3), nhằm giúp vực dậy nền kinh tế đang bên bờ suy giảm này.
Tuy nhiên, trong tuần qua, thị trường dầu mỏ thế giới lại phần nào được hỗ trợ bởi những lo ngại về các cơn bão có sức tàn phá lớn đổ vào nước Mỹ - một trong những quốc gia sản xuất và tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung, và khiến thị trường dầu trở nên cân bằng hơn.
Nhìn chung, giá dầu trong tuần qua được giao dịch trong một biên độ khá rộng, nhờ một bên là những nhân tố không hỗ trợ cho giá dầu, như nỗi lo về nhu cầu yếu đi (xuất phát từ những số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ), với một bên là những nhân tố hậu thuẫn cho giá "vàng đen," như nỗi lo về nguồn cung bị ảnh hưởng (xuất phát từ các trận bão lớn đe dọa nước Mỹ).
Ngoài ra, những đồn đoán về một gói QE3 sắp được tung ra cũng hỗ trợ cho giá dầu mặc dù cho đến thời điểm này không ai biết được rằng gói kích thích kinh tế mới (nếu có) sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế Mỹ trong dài hạn, trong khi những khó khăn vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở cấp đột chính trị đối với Chủ tịch FED Ben Bernanke.
Trong ngày 2/9, ông Bernanke cũng đã bóng gió ám chỉ rằng có thể FED sẽ có một đợt nới lỏng tiền tệ mới trong một tương lai gần. Nhìn lại giá dầu từ phiên đầu tuần 29/8 đã có những biến động không đồng nhất trên thị trường châu Á trước những thông tin trái chiều trên thị trường.
Tuy nhiên, giá năng lượng này đã được đẩy lên cao ngay trong phiên cùng ngày tại thị trường Mỹ và châu Âu, cũng như trong phiên 30/8 trên thị trường châu Á, trong bối cảnh các nhà đầu tư hy vọng của về khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ tìm ra con đường để tránh suy thoái mà không cần sử dụng thêm các biện pháp kích thích tiền tệ, cũng như ảnh hưởng không lớn lắm của cơn bão Irene đối với những nhà máy lọc dầu ở bờ biển phía Đông nước Mỹ.
Chốt phiên 29/8 tại New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10 năm nay tăng 1,9 USD lên 87,27 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn tại London tăng 52 xu lên 111,88 USD/thùng. Trong khi đó, vào chiều 30/8 trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 10 tới tiếp tục tăng 29 xu lên 87,56 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 49 xu lên 112,37 USD/thùng.
Giá dầu trong hai phiên 31/8 và 1/9 tiếp tục diễn biến thất thường và tính đến chiều 1/9 tại thị trường châu Á, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 10 tới tăng 25 xu lên 89,06 USD/thùng, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 15 xu lên 115 USD/thùng.
Trong khi đó, đóng cửa phiên 31/8 tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 10 tới giảm 9 xu xuống 88,95 USD/thùng. Giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ lại tăng 83 xu lên 114,85 USD/thùng.
Trong phiên cuối tuần ngày 2/9, giá dầu lại thoái lui trên tất cả các thị trường từ châu Âu, Mỹ qua châu Á, trong bối cảnh các thị trường đón nhận những số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ được công bố trong ngày (báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về tình hình việc làm trong tháng Tám vừa qua, qua đó cho thấy một con số xấu hơn nhiều so với dự kiến và tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức cao 9,1%), cùng vụ kiện của Chính phủ Mỹ đối với 17 ngân hàng và định chế tài chính lớn của nước này về các khoản nợ thế chấp.
Tất cả làm dấy lên những lo ngại về khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể rơi trở lại vào suy thoái, khiến nhu cầu về dầu giảm sút.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên cuối tuần ngày 2/9 trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ New York giao tháng 10 năm nay tuy giảm xuống 87,06 USD/thùng, song vẫn tăng nhẹ so với mức 85,48 USD/thùng của cuối tuần trước nữa. Còn tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ mặc dù cũng giảm xuống còn 113,23 USD/thùng, nhưng cũng vẫn tăng nhẹ so với mức 111,10 USD/thùng của cuối tuần trước nữa.
Các nhà dự báo thời tiết Mỹ cuối tuần qua cho biết cơn bão mới Katia đã hình thành trên vùng biển Đại Tây Dương và hiện đang hướng tới khả năng sẽ đổ bộ vào vùng miền Đông nước Mỹ vào cuối tuần tới. Giới chuyên gia lo ngại rằng cơn bão này có thể sẽ tàn phá các cơ sở năng lượng của Mỹ và có thể sẽ khiến giá dầu được đẩy lên trong tuần sau do các nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung bị ảnh hưởng.
Chuyên gia phân tích Michael Lewis của Deutsche Bank cũng dự đoán giá cả hàng hóa, trong đó có giá dầu, sẽ phục hồi mạnh trong ba tháng cuối năm, nếu kinh tế thế giới không rơi vào một cuộc suy thoái mới./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)