Giá đường trong tháng Chín tiếp tục tăng, giá bán lẻ lên đến 21.000 đồng/kg, mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương đều cho rằng giá đường sẽ chững lại khi vụ sản xuất 2010-2011 bắt đầu.
Giá đường tăng do thiếu nguyên liệu
Niên vụ 2009-2010, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với lượng mía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất đạt 904.000 tấn, tỉ lệ phát huy công suất bình quân chỉ đạt 61,5%. Vụ mía vừa qua, diện tích các vùng mía nguyên liệu cả nước tăng nhưng không cao, chỉ khoảng 3-4%.
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu diện tích tăng không nhiều, chưa thể tạo ra đột biến về sản lượng mía, bởi có thâm canh tốt cũng chỉ đáp ứng không quá 70% nhu cầu của các nhà máy đường. Tình hình trên đã tạo sức ép tăng giá mía đường.
Thời gian qua, giá bán buôn đường kính trắng và tinh luyện có xu hướng tăng và ở mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Giá đường kính trắng đã tăng làm ba đợt (đợt một và hai, mỗi đợt tăng khoảng 400 đồng/kg, riêng đợt ba tăng khoảng 200 đồng/kg) hiện đứng ở mức 17.100-17.400 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và 8,1% so với đầu năm 2010.
Giá đường tinh luyện cũng tăng làm ba đợt hiện ở mức 17.300-17.800 đồng/kg, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2009 và 3,2% so với đầu năm 2010. Giá đường bán lẻ trên thị trường dao động từ 19.500-21.000 đồng/kg.
Bổ sung nguồn cung
Các chuyên gia thương mại dự báo, giá mía đường sẽ bớt nóng khi có nguồn cung được bổ sung vụ mía mới. Vụ mía 2010-2011, đã có nhà máy đầu tiên vào vụ sản xuất làNhà máy đường Nước Trong ở tỉnh Tây Ninh, đến 15/9 vừa qua ép được 49.000 tấn mía và sản xuất được 4.200 tấn đường.
Lượng đường tiêu thụ tại các nhà máy bán ra khoảng 42.400 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 14.200 tấn. Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đến ngày 15/9 ở mức 84.200 tấn, cao hơn cùng kỳ 25.500 tấn.
Các ngành chức năng dự báo, trong tháng Chín và tháng Mười này, các nhà máy bước vào vụ mới sẽ ép được khoảng 600.000 tấn mía, đạt khoảng 50.000 tấn đường.
Cộng với lượng đường tồn kho cũng như lượng nhập khẩu khoảng 230.000 tấn có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước nên giá đường trên thị trường sẽ chững lại./.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương đều cho rằng giá đường sẽ chững lại khi vụ sản xuất 2010-2011 bắt đầu.
Giá đường tăng do thiếu nguyên liệu
Niên vụ 2009-2010, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với lượng mía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất đạt 904.000 tấn, tỉ lệ phát huy công suất bình quân chỉ đạt 61,5%. Vụ mía vừa qua, diện tích các vùng mía nguyên liệu cả nước tăng nhưng không cao, chỉ khoảng 3-4%.
Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nếu diện tích tăng không nhiều, chưa thể tạo ra đột biến về sản lượng mía, bởi có thâm canh tốt cũng chỉ đáp ứng không quá 70% nhu cầu của các nhà máy đường. Tình hình trên đã tạo sức ép tăng giá mía đường.
Thời gian qua, giá bán buôn đường kính trắng và tinh luyện có xu hướng tăng và ở mức cao nhất kể từ đầu năm tới nay. Giá đường kính trắng đã tăng làm ba đợt (đợt một và hai, mỗi đợt tăng khoảng 400 đồng/kg, riêng đợt ba tăng khoảng 200 đồng/kg) hiện đứng ở mức 17.100-17.400 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và 8,1% so với đầu năm 2010.
Giá đường tinh luyện cũng tăng làm ba đợt hiện ở mức 17.300-17.800 đồng/kg, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2009 và 3,2% so với đầu năm 2010. Giá đường bán lẻ trên thị trường dao động từ 19.500-21.000 đồng/kg.
Bổ sung nguồn cung
Các chuyên gia thương mại dự báo, giá mía đường sẽ bớt nóng khi có nguồn cung được bổ sung vụ mía mới. Vụ mía 2010-2011, đã có nhà máy đầu tiên vào vụ sản xuất làNhà máy đường Nước Trong ở tỉnh Tây Ninh, đến 15/9 vừa qua ép được 49.000 tấn mía và sản xuất được 4.200 tấn đường.
Lượng đường tiêu thụ tại các nhà máy bán ra khoảng 42.400 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 14.200 tấn. Lượng đường tồn kho tại các nhà máy đến ngày 15/9 ở mức 84.200 tấn, cao hơn cùng kỳ 25.500 tấn.
Các ngành chức năng dự báo, trong tháng Chín và tháng Mười này, các nhà máy bước vào vụ mới sẽ ép được khoảng 600.000 tấn mía, đạt khoảng 50.000 tấn đường.
Cộng với lượng đường tồn kho cũng như lượng nhập khẩu khoảng 230.000 tấn có khả năng đáp ứng được nhu cầu trong nước nên giá đường trên thị trường sẽ chững lại./.
(Báo Tin tức/Vietnam+)