Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, mặc dù giá đường xuống thấp, nhưng diện tích trồng mía niên vụ năm 2013-2014 trên địa bàn tỉnh vẫn đạt 6.700ha, tăng khoảng 600ha so với vụ Hè-Thu trước do các nhà máy vẫn mua mía với giá cao, giúp người trồng mía có lãi.
Bên cạnh đó, để giữ vững được vùng nguyên liệu, các nhà máy đường trong tỉnh còn cho nông dân vay vốn đầu tư trồng, chăm sóc mía với lãi suất bằng ngân hàng, từ đó đã khuyến khích nhiều nông dân chuyển đổi các cây hàng năm khác sang trồng mía vì đầu ra được các nhà máy bao tiêu.
Nhà máy đường Biên Hòa-Trị An cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, nhà máy đã cho nông dân trong tỉnh vay khoảng 51 tỷ đồng với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng để nông dân thuê đất, đầu tư trồng và chăm sóc vụ mía 2013-2014, trong đó có hơn 4 tỷ đồng là vốn hỗ trợ cho nông dân không phải hoàn lại. Hiện nhà máy đã ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu gần 3.700ha mía cho vụ tới.
Cũng theo Nhà máy đường Biên Hòa-Trị An, vụ mía 2012-2013, tuy giá đường xuống thấp, nhưng nhà máy đường Biên Hòa-Trị An vẫn mua mía với giá hơn 1 triệu đồng/tấn với loại mía nguyên liệu có hơn 8 chữ đường.
Trong vụ mía 2012-2013, nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ trồng mía Nguyễn Thị Chữ ở ấp 7, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu). Đây là hộ trồng mía có diện tích gần 4ha, năng suất lên đến 128 tấn/ha/vụ, cao hơn nhiều lần so với năng suất bình quân 60 tấn/ha/vụ và đây cũng là mức năng suất cao nhất ở khu vực Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Dù vụ mía vừa qua giá không cao, nhưng trừ chi phí hộ bà Chữ vẫn có lãi gần 80 triệu đồng/ha. Theo bà Chữ, để có năng suất cao, bà tận dụng nguồn tro than giá rẻ có sẵn tại địa phương để bón cho mía và chăm sóc, bón các loại phân khác đúng thời vụ./.
Bên cạnh đó, để giữ vững được vùng nguyên liệu, các nhà máy đường trong tỉnh còn cho nông dân vay vốn đầu tư trồng, chăm sóc mía với lãi suất bằng ngân hàng, từ đó đã khuyến khích nhiều nông dân chuyển đổi các cây hàng năm khác sang trồng mía vì đầu ra được các nhà máy bao tiêu.
Nhà máy đường Biên Hòa-Trị An cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, nhà máy đã cho nông dân trong tỉnh vay khoảng 51 tỷ đồng với lãi suất bằng lãi suất ngân hàng để nông dân thuê đất, đầu tư trồng và chăm sóc vụ mía 2013-2014, trong đó có hơn 4 tỷ đồng là vốn hỗ trợ cho nông dân không phải hoàn lại. Hiện nhà máy đã ký hợp đồng đầu tư, bao tiêu gần 3.700ha mía cho vụ tới.
Cũng theo Nhà máy đường Biên Hòa-Trị An, vụ mía 2012-2013, tuy giá đường xuống thấp, nhưng nhà máy đường Biên Hòa-Trị An vẫn mua mía với giá hơn 1 triệu đồng/tấn với loại mía nguyên liệu có hơn 8 chữ đường.
Trong vụ mía 2012-2013, nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hộ trồng mía Nguyễn Thị Chữ ở ấp 7, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu). Đây là hộ trồng mía có diện tích gần 4ha, năng suất lên đến 128 tấn/ha/vụ, cao hơn nhiều lần so với năng suất bình quân 60 tấn/ha/vụ và đây cũng là mức năng suất cao nhất ở khu vực Đồng Nai và tỉnh Bình Dương.
Dù vụ mía vừa qua giá không cao, nhưng trừ chi phí hộ bà Chữ vẫn có lãi gần 80 triệu đồng/ha. Theo bà Chữ, để có năng suất cao, bà tận dụng nguồn tro than giá rẻ có sẵn tại địa phương để bón cho mía và chăm sóc, bón các loại phân khác đúng thời vụ./.
Lê Hiền (TTXVN)