Ngày 17/8 trên thị trường Mỹ, giá lúa mỳ tiếp tục đà trượt dài của các phiên trước do sức ép bán chốt lời của giới đầu tư.
Trong khi đó, giá ngô và đậu tương kỳ hạn đều đã phục hồi trở lại cùng với xu hướng khá tích cực trên các thị trường bên ngoài và nhu cầu xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá lúa mỳ giao tháng 12 kết thúc phiên này giảm 12,5 xu, tức 1,8% so với phiên 16/8, xuống 6,8375 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ bằng 27,2kg).
Trong khi đó, giá ngô giao cùng kỳ tăng 7,25 xu (1,7%) lên 4,3 USD/bushel; còn giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2010 tăng 10,5 xu (1%) lên 10,42 USD/bushel (1 bushel ngô, đậu tương bằng 25,4kg).
Giá lúa mỳ tiếp tục "rời xa" mức cao nhất trong hai năm, giữa những dự đoán rằng các trận mưa sắp tới sẽ giúp cải tạo lại tình trạng đất để chuẩn bị bước vào vụ Thu, bất chấp thông tin Ai Cập đã mua 55.000 tấn lúa mỳ của Mỹ, trong khi Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Prysiazhniuk ngày 17/8 tuyên bố nước này có kế hoạch hạn chế xuất khẩu ngũ cốc từ nay cho đến cuối năm nay để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước.
Shawn McCambridge, nhà phân tích ngũ cốc thuộc công ty Prudential Bache Commodities ở Chicago nhận định nhu cầu mua vào trên thị trường đang giảm sút. Những nhân tố gần đây kéo giá lúa mỳ lên các mức cao hầu như đã hết tác dụng và thị trường đang cố gắng tìm kiếm những nhân tố khác.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 16/8 cho biết, tính đến ngày 15/8, 69% diện tích ngô của Mỹ đang trong tình trạng tốt hoặc rất tốt, giảm so với 71% một tuần trước đó, nhưng vẫn cao hơn so với mức 68% của một năm trước.
Điều này cho thấy các điều kiện sinh trưởng của cây ngô đã xấu đi trong tuần qua do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng và khô hạn hoành hành trên khắp khu vực trồng ngô của Mỹ. Trong khi đó, tình trạng sinh trưởng của cây đậu tương vẫn không đổi so với tuần trước và một năm trước.
Các nhà giao dịch lưu ý đồng USD suy yếu cùng với việc giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 17/8 đã đưa tới một tín hiệu tích cực đối với các thị trường ngũ cốc kỳ hạn.
Giá ngô và đậu tương còn nhận được sự hỗ trợ từ việc nhu cầu xuất khẩu tăng cao, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo về hợp đồng bán 121.920 tấn ngô cho Nhật Bản, 110.000 tấn ngô cho Hàn Quốc, và 110.000 tấn đậu tương cho một khách hàng khác./.
Trong khi đó, giá ngô và đậu tương kỳ hạn đều đã phục hồi trở lại cùng với xu hướng khá tích cực trên các thị trường bên ngoài và nhu cầu xuất khẩu ngũ cốc của Mỹ tăng vọt trong thời gian gần đây.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá lúa mỳ giao tháng 12 kết thúc phiên này giảm 12,5 xu, tức 1,8% so với phiên 16/8, xuống 6,8375 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ bằng 27,2kg).
Trong khi đó, giá ngô giao cùng kỳ tăng 7,25 xu (1,7%) lên 4,3 USD/bushel; còn giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2010 tăng 10,5 xu (1%) lên 10,42 USD/bushel (1 bushel ngô, đậu tương bằng 25,4kg).
Giá lúa mỳ tiếp tục "rời xa" mức cao nhất trong hai năm, giữa những dự đoán rằng các trận mưa sắp tới sẽ giúp cải tạo lại tình trạng đất để chuẩn bị bước vào vụ Thu, bất chấp thông tin Ai Cập đã mua 55.000 tấn lúa mỳ của Mỹ, trong khi Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Prysiazhniuk ngày 17/8 tuyên bố nước này có kế hoạch hạn chế xuất khẩu ngũ cốc từ nay cho đến cuối năm nay để đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước.
Shawn McCambridge, nhà phân tích ngũ cốc thuộc công ty Prudential Bache Commodities ở Chicago nhận định nhu cầu mua vào trên thị trường đang giảm sút. Những nhân tố gần đây kéo giá lúa mỳ lên các mức cao hầu như đã hết tác dụng và thị trường đang cố gắng tìm kiếm những nhân tố khác.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 16/8 cho biết, tính đến ngày 15/8, 69% diện tích ngô của Mỹ đang trong tình trạng tốt hoặc rất tốt, giảm so với 71% một tuần trước đó, nhưng vẫn cao hơn so với mức 68% của một năm trước.
Điều này cho thấy các điều kiện sinh trưởng của cây ngô đã xấu đi trong tuần qua do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng và khô hạn hoành hành trên khắp khu vực trồng ngô của Mỹ. Trong khi đó, tình trạng sinh trưởng của cây đậu tương vẫn không đổi so với tuần trước và một năm trước.
Các nhà giao dịch lưu ý đồng USD suy yếu cùng với việc giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 17/8 đã đưa tới một tín hiệu tích cực đối với các thị trường ngũ cốc kỳ hạn.
Giá ngô và đậu tương còn nhận được sự hỗ trợ từ việc nhu cầu xuất khẩu tăng cao, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo về hợp đồng bán 121.920 tấn ngô cho Nhật Bản, 110.000 tấn ngô cho Hàn Quốc, và 110.000 tấn đậu tương cho một khách hàng khác./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)