Ngày 25/7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo “Chỉ số giá lương thực,” trong đó định chế tài chính quốc tế này cho biết trong bốn tháng qua, chỉ số giá lương thực toàn cầu đã giảm gần 2%.
Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng một năm qua, chỉ số này giảm.
Theo WB, so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 8/2012, chỉ số giá lương thực toàn cầu đã giảm 12%. Nguyên nhân là do nhu cầu hoạt động nhập khẩu lương thực tại các khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn này đang giảm.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu của WB được tính trên cơ sở giá xuất khẩu tính bằng USD của các mặt hàng lương thực, dầu ăn và chất béo, ngũ cốc và các loại thực phẩm khác. Trong rổ tính chỉ số giá lương thực toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 2-6/2013, giá lúa mỳ giảm 2%, giá đường giảm 6%, dầu đậu tương giảm 11% và giá ngô giảm 1% trên thị trường quốc tế.
WB lý giải tình hình thời tiết cải thiện sau đợt hạn hán nghiêm trọng hồi năm ngoái đã giúp tăng sản lượng lúa mỳ. WB cho rằng các nước sản xuất lương thực chính sẽ tiếp tục có những vụ mùa bội thu chừng nào tình hình thời tiết bất lợi ở Bắc Âu và Trung Âu cũng như ở Nga và Trung Quốc không làm kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất.
Bên cạnh đó, theo WB, sản lượng ngô toàn cầu trong năm nay có thể sẽ tăng lên mức cao kỷ lục, một phần nhờ nhu cầu từ các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol ở Mỹ đang tăng dần.
Cũng trong báo cáo trên, WB nhận định mặc dù sự biến động của giá lương thực trong những năm gần đây đã khiến các nước đang phát triển với tỷ lệ nghèo đói cao và mạng lưới an sinh yếu phải siết chặt các chương trình trợ cấp lương thực tiêu dùng.
Trước đó, WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thúc giục các nước xóa bỏ trợ cấp lương thực tiêu dùng để giảm bớt áp lực lên ngân sách và bổ sung ngân sách cho các lĩnh vực giáo dục và y tế./.
Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng một năm qua, chỉ số này giảm.
Theo WB, so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 8/2012, chỉ số giá lương thực toàn cầu đã giảm 12%. Nguyên nhân là do nhu cầu hoạt động nhập khẩu lương thực tại các khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn này đang giảm.
Chỉ số giá lương thực toàn cầu của WB được tính trên cơ sở giá xuất khẩu tính bằng USD của các mặt hàng lương thực, dầu ăn và chất béo, ngũ cốc và các loại thực phẩm khác. Trong rổ tính chỉ số giá lương thực toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 2-6/2013, giá lúa mỳ giảm 2%, giá đường giảm 6%, dầu đậu tương giảm 11% và giá ngô giảm 1% trên thị trường quốc tế.
WB lý giải tình hình thời tiết cải thiện sau đợt hạn hán nghiêm trọng hồi năm ngoái đã giúp tăng sản lượng lúa mỳ. WB cho rằng các nước sản xuất lương thực chính sẽ tiếp tục có những vụ mùa bội thu chừng nào tình hình thời tiết bất lợi ở Bắc Âu và Trung Âu cũng như ở Nga và Trung Quốc không làm kéo dài và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất.
Bên cạnh đó, theo WB, sản lượng ngô toàn cầu trong năm nay có thể sẽ tăng lên mức cao kỷ lục, một phần nhờ nhu cầu từ các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol ở Mỹ đang tăng dần.
Cũng trong báo cáo trên, WB nhận định mặc dù sự biến động của giá lương thực trong những năm gần đây đã khiến các nước đang phát triển với tỷ lệ nghèo đói cao và mạng lưới an sinh yếu phải siết chặt các chương trình trợ cấp lương thực tiêu dùng.
Trước đó, WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thúc giục các nước xóa bỏ trợ cấp lương thực tiêu dùng để giảm bớt áp lực lên ngân sách và bổ sung ngân sách cho các lĩnh vực giáo dục và y tế./.
Minh Hằng (TTXVN)