Trong tuần qua, giá hàng hóa nông sản đã biến động theo chiều đi lên cùng với các thị trường tài chính, dầu và vàng, do tâm lý các nhà đầu tư đã được cải thiện đáng kể trước những biến chuyển tốt lên trong những nỗ lực chống lại cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone.
Theo các nhà phân tích, niềm tin đã trở lại trên các thị trường và các quỹ đã tích cực mua gom hàng hóa. Đó là lý do lớn nhất đẩy giá nông sản đi lên trong tuần.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/10 trên sàn giao dịch nông sản Chicago, giá ngô giao tháng 12 tăng lên 6,42 USD/bushel so với mức 6,00 USD/bushel của cuối tuần trước nữa. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ cũng tăng từ 6,07 USD/bushel lên 6,20 USD/bushel. Giá bột đậu tương (dùng cho chăn nuôi gia súc) giao tháng 11 cũng tăng từ 11,58 USD/bushel lên 12,71 USD/bushel.
Giá ngô tăng mạnh trong tuần qua còn do một phần rất lớn từ thương vụ mua 900.000 tấn ngô Mỹ của Trung Quốc - một trong những đợt thu mua ngô lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cho đến nay. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang tăng lên tại Trung Quốc sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều tiết giá cả thế giới.
Trở thành nhà nhập khẩu ngô ròng kể từ năm 2009, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhu cầu gia tăng không ngừng đối với ngô - vốn chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc trong chăn nuôi gia súc, khi thu nhập tăng lên khiến người dân ăn thịt nhiều hơn trước đây.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 13/10 cho biết Trung Quốc tiến hành vụ thu mua ngô lớn này bất chấp nước này dự kiến sẽ có một vụ ngô bội thu trong năm nay, với tổng sản lượng ước đạt khoảng 176 triệu tấn (bắt đầu được thu hoạch tù ngày 1/10/2010).
Theo ông Hanver Li, giám đốc hãng nghiên cứu thị trường Shanghai JC Intelligence Co. Ltd., thì đợt nhập khẩu ngô mới này là cần thiết để giúp Trung Quốc gia tăng lượng ngô dự trữ đang vơi dần trong nước và tránh tác động tăng giá trong dài hạn. Ông Li cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ còn phải nhập khẩu thêm từ 7-10 triệu tấn ngô trong vòng 12 tháng tới, và dự đoán lượng ngô nhập khẩu trung bình hàng năm của nước này sẽ lên tới 15 triệu tấn tới năm 2015.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá ngô trên sàn giao dịch nông sản Chicago đã tăng tới 70% trong vòng hai năm qua, mặc dù đã tạm dịu xuống từ các mức cao kỷ lục trong tháng 6 vừa qua.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã từng là nhà xuất khẩu ngô lớn trên thế giới, song việc xuất khẩu loại nông sản này đã bắt đầu giảm dần từ sau năm 2003 và đến năm 2009 thì hầu như hết hẳn. Trong năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu trở thành nhà nhập khẩu ngô ròng.
Khoảng 70% lượng tiêu thụ ngô ở Trung Quốc được dùng cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại được sử dụng để sản xuất rượu, cồn, bột ngô và các sản phẩm khác. Chỉ có một lượng rất nhỏ là được người ăn trực tiếp./.
Theo các nhà phân tích, niềm tin đã trở lại trên các thị trường và các quỹ đã tích cực mua gom hàng hóa. Đó là lý do lớn nhất đẩy giá nông sản đi lên trong tuần.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/10 trên sàn giao dịch nông sản Chicago, giá ngô giao tháng 12 tăng lên 6,42 USD/bushel so với mức 6,00 USD/bushel của cuối tuần trước nữa. Giá lúa mỳ giao cùng kỳ cũng tăng từ 6,07 USD/bushel lên 6,20 USD/bushel. Giá bột đậu tương (dùng cho chăn nuôi gia súc) giao tháng 11 cũng tăng từ 11,58 USD/bushel lên 12,71 USD/bushel.
Giá ngô tăng mạnh trong tuần qua còn do một phần rất lớn từ thương vụ mua 900.000 tấn ngô Mỹ của Trung Quốc - một trong những đợt thu mua ngô lớn nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cho đến nay. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang tăng lên tại Trung Quốc sẽ đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc điều tiết giá cả thế giới.
Trở thành nhà nhập khẩu ngô ròng kể từ năm 2009, Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhu cầu gia tăng không ngừng đối với ngô - vốn chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc trong chăn nuôi gia súc, khi thu nhập tăng lên khiến người dân ăn thịt nhiều hơn trước đây.
Bộ Nông nghiệp Mỹ ngày 13/10 cho biết Trung Quốc tiến hành vụ thu mua ngô lớn này bất chấp nước này dự kiến sẽ có một vụ ngô bội thu trong năm nay, với tổng sản lượng ước đạt khoảng 176 triệu tấn (bắt đầu được thu hoạch tù ngày 1/10/2010).
Theo ông Hanver Li, giám đốc hãng nghiên cứu thị trường Shanghai JC Intelligence Co. Ltd., thì đợt nhập khẩu ngô mới này là cần thiết để giúp Trung Quốc gia tăng lượng ngô dự trữ đang vơi dần trong nước và tránh tác động tăng giá trong dài hạn. Ông Li cho biết Trung Quốc dự kiến sẽ còn phải nhập khẩu thêm từ 7-10 triệu tấn ngô trong vòng 12 tháng tới, và dự đoán lượng ngô nhập khẩu trung bình hàng năm của nước này sẽ lên tới 15 triệu tấn tới năm 2015.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, giá ngô trên sàn giao dịch nông sản Chicago đã tăng tới 70% trong vòng hai năm qua, mặc dù đã tạm dịu xuống từ các mức cao kỷ lục trong tháng 6 vừa qua.
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã từng là nhà xuất khẩu ngô lớn trên thế giới, song việc xuất khẩu loại nông sản này đã bắt đầu giảm dần từ sau năm 2003 và đến năm 2009 thì hầu như hết hẳn. Trong năm 2010, Trung Quốc đã bắt đầu trở thành nhà nhập khẩu ngô ròng.
Khoảng 70% lượng tiêu thụ ngô ở Trung Quốc được dùng cho chăn nuôi gia súc, phần còn lại được sử dụng để sản xuất rượu, cồn, bột ngô và các sản phẩm khác. Chỉ có một lượng rất nhỏ là được người ăn trực tiếp./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)