Theo dự báo, với các yếu tố như nhu cầu một số mặt hàng tăng vào cuối năm, tỷ giá USD/VND tiếp tục có xu hướng tăng, thời tiết đang vào mùa lạnh và tình hình mưa lũ ở một số địa phương đang diễn biến phức tạp sẽ là những yếu tố có thể tác động đến giá một số mặt hàng thiết yếu trong nước từ nay đến cuối năm.
Giá thực phẩm biến động nhẹ
Đối với mặt hàng lương thực, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, do chịu tác động của thị trường thế giới và tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp nên thị trường lúa gạo trong nước đã có một số biến động nhất định.
Từ đầu tháng Chín, nhu cầu và giá thu mua gạo xuất khẩu tăng nên giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng tăng nhẹ.
Tuy nhiên, từ giữa tháng Chín đến nay, giá lúa tẻ thường ở các tỉnh phía Nam đã giảm từ 200-300 đồng/kg, phổ biến ở mức từ 6.400-6.600 đồng/kg; giá gạo thường từ 10.500-11.000 đồng/kg.
Giá lúa tẻ thường ở phía Bắc dao động ở mức từ 6.500-7.500 đồng/kg và gạo thường từ 11.500-13.000 đồng/kg.
Thời gian gần đây, thị trường rau, củ, quả có diễn biến trái chiều giữa hai miền Nam- Bắc. Trong khi ở miền Nam nguồn cung rau, củ, quả dồi dào nên giá có xu hướng ổn định thì tại các tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng của mưa nên giá nhiều loại rau đã tăng từ 10-15% so với đầu tháng.
Trong khi đó, tiếp tục đà giảm giá của tháng Tám và nguồn cung dồi dào, giá thực phẩm trong tháng Chín đã giảm mạnh so với cao điểm của tháng Bảy và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong tháng tới.
Hiện giá lợn hơi đã giảm từ 8.000-11.000 đồng/kg so với tháng trước, đứng ở mức 47.000-49.000 đồng/kg. Nguyên nhân giảm giá do các đàn lợn, gia cầm đã đến kỳ xuất chuồng.
Cùng với đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thực phẩm đẩy mạnh nhập khẩu đã tạo nên nguồn cung dồi dào, giá thành hạ.
Dự báo trong ba tháng cuối năm, nguồn cung thực phẩm vẫn tiếp tục đảm bảo, nhưng giá có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng vào dịp lễ Tết, song mức tăng cũng không đột biến.
Đối với mặt hàng sữa, mặc dù trên thị trường thế giới giá sữa nguyên liệu tiếp tục giảm nhưng giá sữa trong nước vẫn tăng cao từ 3-15%.
Cụ thể, so với đầu tháng Chín, sữa Dumex tăng giá từ 10-13%, sữa Nestle tăng 3-10%, sữa Friesland Campina Vietnam tăng từ 4-15%...
Lý giải về việc này, các hãng sữa cho rằng nguyên nhân tăng giá không liên quan đến giá sữa nguyên liệu mà chủ yếu do giá nguyên vật liệu đóng gói tăng từ 5-18%; nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào khác giá cũng tăng từ 11-54 % và giá nhân công cũng tăng nhiều trong thời gian qua...
Một trong những mặt hàng thiết yếu khác thường có xu hướng biến động giá trong những tháng cuối năm do nhu cầu phục vụ các ngành hàng chế biến thực phẩm, bánh kẹp, đồ uống phục vụ các dịp lễ, tết là mặt hàng đường cũng được dự báo có thể tăng nhẹ.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2011-2012, sản lượng đường sẽ đạt trên 1,3 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
So với đầu năm, giá đường kính trắng đã tăng khoảng 2% do các doanh nghiệp tăng cường mua vào phục vụ sản xuất bánh kẹo dịp Trung Thu vừa qua.
Hiện giá đường phổ biến ở mức 18.800-19.700 đồng/kg.
Từ 25/9, đã có thêm một số nhà máy ở đồng bằng sông Cửu Long vào vụ, cùng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan còn hơn 100.000 tấn, đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước trước khi vào chính vụ.
Mặc dù nguồn cung ổn định nhưng giá đường vẫn có thể tăng nhẹ vào dịp cuối năm do các doanh nghiệp tích cực mua vào phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán.
Vật liệu sản xuất tiếp tục tăng
Sau thời gian dài trầm lắng, đến giữa tháng Chín, giá bán thép xây dựng đã tăng từ 200.000-400.000 đồng/tấn do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao, trong khi sức tiêu thụ thép tăng trở lại.
Hiện giá bán thép tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có thuế VAT phổ miến ở mức 16,51-16,55 triệu đồng/tấn đối với thị trường trường miền Bắc; từ 16,32-17,14 triệu đồng/tấn đối với thị trường miền Nam.
Giá bán lẻ thép xây dựng phổ biến ở mức 17,8-18,6 triệu đồng/tấn ở miền Bắc và từ 18,2-18,8 triệu đồng/tấn ở miền Nam.
Hiện lượng thép thành phẩm dự trữ còn khoảng 37.000 tấn, nguyên liệu cũng còn gần 500.000 tấn.
Với lượng thép thành phẩm và dự trữ này cùng với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép trong tháng sẽ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong tháng tới.
Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, khi mùa xây dựng sôi động hơn, giá thép có thể còn tăng hơn nữa.
Đối với phân bón - một trong những vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù chưa bước vào vụ Đông Xuân và nguồn cung được khẳng định không thiếu, nhưng do tác động từ thị trường thế giới cùng với chi phí sản xuất, vận chuyển và tính mùa vụ của nông nghiệp nên giá phân bón trong nước đã tăng từ 1.000-3.000 đồng/kg so với đầu năm.
Dự báo, trong thời gian tới, khi vào chính vụ, nhu cầu phân bón sẽ tăng mạnh hơn, nhưng do giá đã đứng ở mức cao nên giá chỉ tăng nhẹ./.
Giá thực phẩm biến động nhẹ
Đối với mặt hàng lương thực, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, do chịu tác động của thị trường thế giới và tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp nên thị trường lúa gạo trong nước đã có một số biến động nhất định.
Từ đầu tháng Chín, nhu cầu và giá thu mua gạo xuất khẩu tăng nên giá lúa gạo tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng tăng nhẹ.
Tuy nhiên, từ giữa tháng Chín đến nay, giá lúa tẻ thường ở các tỉnh phía Nam đã giảm từ 200-300 đồng/kg, phổ biến ở mức từ 6.400-6.600 đồng/kg; giá gạo thường từ 10.500-11.000 đồng/kg.
Giá lúa tẻ thường ở phía Bắc dao động ở mức từ 6.500-7.500 đồng/kg và gạo thường từ 11.500-13.000 đồng/kg.
Thời gian gần đây, thị trường rau, củ, quả có diễn biến trái chiều giữa hai miền Nam- Bắc. Trong khi ở miền Nam nguồn cung rau, củ, quả dồi dào nên giá có xu hướng ổn định thì tại các tỉnh phía Bắc do ảnh hưởng của mưa nên giá nhiều loại rau đã tăng từ 10-15% so với đầu tháng.
Trong khi đó, tiếp tục đà giảm giá của tháng Tám và nguồn cung dồi dào, giá thực phẩm trong tháng Chín đã giảm mạnh so với cao điểm của tháng Bảy và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong tháng tới.
Hiện giá lợn hơi đã giảm từ 8.000-11.000 đồng/kg so với tháng trước, đứng ở mức 47.000-49.000 đồng/kg. Nguyên nhân giảm giá do các đàn lợn, gia cầm đã đến kỳ xuất chuồng.
Cùng với đó, việc các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thực phẩm đẩy mạnh nhập khẩu đã tạo nên nguồn cung dồi dào, giá thành hạ.
Dự báo trong ba tháng cuối năm, nguồn cung thực phẩm vẫn tiếp tục đảm bảo, nhưng giá có xu hướng tăng do nhu cầu tiêu dùng vào dịp lễ Tết, song mức tăng cũng không đột biến.
Đối với mặt hàng sữa, mặc dù trên thị trường thế giới giá sữa nguyên liệu tiếp tục giảm nhưng giá sữa trong nước vẫn tăng cao từ 3-15%.
Cụ thể, so với đầu tháng Chín, sữa Dumex tăng giá từ 10-13%, sữa Nestle tăng 3-10%, sữa Friesland Campina Vietnam tăng từ 4-15%...
Lý giải về việc này, các hãng sữa cho rằng nguyên nhân tăng giá không liên quan đến giá sữa nguyên liệu mà chủ yếu do giá nguyên vật liệu đóng gói tăng từ 5-18%; nhiều loại nguyên vật liệu đầu vào khác giá cũng tăng từ 11-54 % và giá nhân công cũng tăng nhiều trong thời gian qua...
Một trong những mặt hàng thiết yếu khác thường có xu hướng biến động giá trong những tháng cuối năm do nhu cầu phục vụ các ngành hàng chế biến thực phẩm, bánh kẹp, đồ uống phục vụ các dịp lễ, tết là mặt hàng đường cũng được dự báo có thể tăng nhẹ.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2011-2012, sản lượng đường sẽ đạt trên 1,3 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
So với đầu năm, giá đường kính trắng đã tăng khoảng 2% do các doanh nghiệp tăng cường mua vào phục vụ sản xuất bánh kẹo dịp Trung Thu vừa qua.
Hiện giá đường phổ biến ở mức 18.800-19.700 đồng/kg.
Từ 25/9, đã có thêm một số nhà máy ở đồng bằng sông Cửu Long vào vụ, cùng với lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan còn hơn 100.000 tấn, đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước trước khi vào chính vụ.
Mặc dù nguồn cung ổn định nhưng giá đường vẫn có thể tăng nhẹ vào dịp cuối năm do các doanh nghiệp tích cực mua vào phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán.
Vật liệu sản xuất tiếp tục tăng
Sau thời gian dài trầm lắng, đến giữa tháng Chín, giá bán thép xây dựng đã tăng từ 200.000-400.000 đồng/tấn do giá nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức cao, trong khi sức tiêu thụ thép tăng trở lại.
Hiện giá bán thép tại nhà máy, chưa trừ chiết khấu, chưa có thuế VAT phổ miến ở mức 16,51-16,55 triệu đồng/tấn đối với thị trường trường miền Bắc; từ 16,32-17,14 triệu đồng/tấn đối với thị trường miền Nam.
Giá bán lẻ thép xây dựng phổ biến ở mức 17,8-18,6 triệu đồng/tấn ở miền Bắc và từ 18,2-18,8 triệu đồng/tấn ở miền Nam.
Hiện lượng thép thành phẩm dự trữ còn khoảng 37.000 tấn, nguyên liệu cũng còn gần 500.000 tấn.
Với lượng thép thành phẩm và dự trữ này cùng với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép trong tháng sẽ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong tháng tới.
Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, khi mùa xây dựng sôi động hơn, giá thép có thể còn tăng hơn nữa.
Đối với phân bón - một trong những vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù chưa bước vào vụ Đông Xuân và nguồn cung được khẳng định không thiếu, nhưng do tác động từ thị trường thế giới cùng với chi phí sản xuất, vận chuyển và tính mùa vụ của nông nghiệp nên giá phân bón trong nước đã tăng từ 1.000-3.000 đồng/kg so với đầu năm.
Dự báo, trong thời gian tới, khi vào chính vụ, nhu cầu phân bón sẽ tăng mạnh hơn, nhưng do giá đã đứng ở mức cao nên giá chỉ tăng nhẹ./.
Văn Xuyên (TTXVN/Vietnam+)