Mặc dù quyết định tung ra chương trình nới lỏng có định lượng mới (QE3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã giúp hầu hết các thị trường hàng hóa toàn cầu tăng cao trong tuần qua, song thị trường cacao lại dường như tỏ ra khá thờ ơ trước động thái này, khi chốt phiên cuối tuần với mức giảm do hoạt động bán tháo chốt lời ồ ạt của giới đầu tư.
Trong khi đó, giá các mặt hàng nông sản khác như đường, càphê và cao su đều ghi nhận các phiên tăng điểm liên tiếp.
Trên sàn giao dịch LIFFE của Anh, giá càphê Robusta đã kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày giao dịch cuối tuần (14/9), sau khi FED quyết định triển khai gói QE3 nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới. Chốt phiên, giá càphê Robusta giao tháng 11 tăng lên mức 2.099 USD/ tấn , so với mức đóng cửa 2.043 USD/tấn trước đó một tuần.
Trong khi đó, tại thị trường New York (Mỹ), giá càphê Arabica giao tháng 12 cũng tiếp tục tăng nhẹ, lên mức 181,35 xu Mỹ /lb, từ mức tương ứng 1 60,70 xu/lb của tuần trước đó.
Thông tin từ nhiều quốc gia trồng càphê lớn như Brazil cho biết, lượng càphê xuất khẩu trong tháng 8 đã giảm sút so với tháng 7 và cùng kỳ năm 2011, chủ yếu là do người trồng không muốn bán ra trong thời điểm giá mặt hàng này đang thấp.
Thông tin này phần nào đã hạn chế đà tăng của giá càphê và khiến các nhà kinh doanh tỏ ra nghi ngại khi đầu tư vào mặt hàng này, song nguồn cung dồi dào càphê Arabica Nam Mỹ vừa mới thu hoạch vẫn đang hỗ trợ đáng kể cho giá càphê.
Theo nguồn tin có liên quan khác, hoạt động xuất khẩu càphê của Indonesia, nước sản xuất càphê Robusta lớn thứ ba thế giới sau Việt Nam và Brazil đang tiếp tục đối mặt với tình trạng trì hoãn do thiếu tàu chở hàng như tại cảng Panjang ở phía nam đảo Sumatra - vùng trồng càphê chính của Indonesia.
Hiện nay, mỗi tuần có 5.000-5.500 tấn càphê được vận chuyển ra cảng này, cao hơn 500 tấn so với tuần trước và gấp đôi so với lượng hàng vận chuyển ở thời điểm cuối tháng 8. Dù đang trong thời điểm thu hoạch rộ nhưng vấn đề trên đã khiến cho càphê của Indonesia trên thị trường thế giới giữ được mức giá ổn định.
Không nằm ngoài xu hướng trên, giá đường cũng tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch 14/9, nhờ sự suy yếu của đồng USD. Mặc dù tụt xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm qua vào cuối tuần trước, song giá đường thô tại sàn giao dich nông sản NYBOT-ICE của Mỹ lại nhanh chóng bắt lại đà tăng nhờ tác động của gói QE3 và hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật của giới đầu tư.
Khép lại phiên cuối tuần này, giá đường thô giao tháng 10/2012 tăng lên mức 19,94 xu/lb, so với mức chốt tuần trước đó là 19,09 xu/lb. Còn tại thị trường London, giá đường trắng giao tháng 12 cũng tiến lên mức 574,30 USD/tấn, so với mức 549,30 USD của tuần trước nữa.
Trong khi đó, thị trường cao su cũng không kém phần khởi sắc, khi mà vào phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/9) tại Tôkyô, giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2013 đã tăng 5,4% lên chốt phiên ở mức 254,6 yen/kg - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 6/6, đưa hợp đồng này tăng tới 12% trong cả tuần qua - mức tăng tuần lớn nhất kể từ ngày 20/1.
Tính đến nay, nguyên liệu chiến lược này đã tăng giá trong phần lớn các phiên trong tháng, và với phiên tăng mạnh cuối tuần hôm nay (nhờ gói QE3 của FED), thị trường cao su thế giới đã có một tuần tăng giá ấn tượng nhất kể từ đầu năm tới nay.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan cho biết kho dự trữ cao su nước này hiện đã lên 100.000 tấn và Bangkok cũng đang có kế hoạch chi thêm 30 tỷ baht để hỗ trợ giá cao su. Đây cũng là thông tin khiến tâm lý nhà đầu tư lạc quan hơn về thị trường cao su trong thời gian tới./.
Trong khi đó, giá các mặt hàng nông sản khác như đường, càphê và cao su đều ghi nhận các phiên tăng điểm liên tiếp.
Trên sàn giao dịch LIFFE của Anh, giá càphê Robusta đã kéo dài chuỗi tăng lên phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày giao dịch cuối tuần (14/9), sau khi FED quyết định triển khai gói QE3 nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế số một thế giới. Chốt phiên, giá càphê Robusta giao tháng 11 tăng lên mức 2.099 USD/ tấn , so với mức đóng cửa 2.043 USD/tấn trước đó một tuần.
Trong khi đó, tại thị trường New York (Mỹ), giá càphê Arabica giao tháng 12 cũng tiếp tục tăng nhẹ, lên mức 181,35 xu Mỹ /lb, từ mức tương ứng 1 60,70 xu/lb của tuần trước đó.
Thông tin từ nhiều quốc gia trồng càphê lớn như Brazil cho biết, lượng càphê xuất khẩu trong tháng 8 đã giảm sút so với tháng 7 và cùng kỳ năm 2011, chủ yếu là do người trồng không muốn bán ra trong thời điểm giá mặt hàng này đang thấp.
Thông tin này phần nào đã hạn chế đà tăng của giá càphê và khiến các nhà kinh doanh tỏ ra nghi ngại khi đầu tư vào mặt hàng này, song nguồn cung dồi dào càphê Arabica Nam Mỹ vừa mới thu hoạch vẫn đang hỗ trợ đáng kể cho giá càphê.
Theo nguồn tin có liên quan khác, hoạt động xuất khẩu càphê của Indonesia, nước sản xuất càphê Robusta lớn thứ ba thế giới sau Việt Nam và Brazil đang tiếp tục đối mặt với tình trạng trì hoãn do thiếu tàu chở hàng như tại cảng Panjang ở phía nam đảo Sumatra - vùng trồng càphê chính của Indonesia.
Hiện nay, mỗi tuần có 5.000-5.500 tấn càphê được vận chuyển ra cảng này, cao hơn 500 tấn so với tuần trước và gấp đôi so với lượng hàng vận chuyển ở thời điểm cuối tháng 8. Dù đang trong thời điểm thu hoạch rộ nhưng vấn đề trên đã khiến cho càphê của Indonesia trên thị trường thế giới giữ được mức giá ổn định.
Không nằm ngoài xu hướng trên, giá đường cũng tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch 14/9, nhờ sự suy yếu của đồng USD. Mặc dù tụt xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm qua vào cuối tuần trước, song giá đường thô tại sàn giao dich nông sản NYBOT-ICE của Mỹ lại nhanh chóng bắt lại đà tăng nhờ tác động của gói QE3 và hoạt động mua vào mang tính kỹ thuật của giới đầu tư.
Khép lại phiên cuối tuần này, giá đường thô giao tháng 10/2012 tăng lên mức 19,94 xu/lb, so với mức chốt tuần trước đó là 19,09 xu/lb. Còn tại thị trường London, giá đường trắng giao tháng 12 cũng tiến lên mức 574,30 USD/tấn, so với mức 549,30 USD của tuần trước nữa.
Trong khi đó, thị trường cao su cũng không kém phần khởi sắc, khi mà vào phiên giao dịch cuối tuần (ngày 14/9) tại Tôkyô, giá cao su kỳ hạn giao tháng 2/2013 đã tăng 5,4% lên chốt phiên ở mức 254,6 yen/kg - mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 6/6, đưa hợp đồng này tăng tới 12% trong cả tuần qua - mức tăng tuần lớn nhất kể từ ngày 20/1.
Tính đến nay, nguyên liệu chiến lược này đã tăng giá trong phần lớn các phiên trong tháng, và với phiên tăng mạnh cuối tuần hôm nay (nhờ gói QE3 của FED), thị trường cao su thế giới đã có một tuần tăng giá ấn tượng nhất kể từ đầu năm tới nay.
Trước đó, Chính phủ Thái Lan cho biết kho dự trữ cao su nước này hiện đã lên 100.000 tấn và Bangkok cũng đang có kế hoạch chi thêm 30 tỷ baht để hỗ trợ giá cao su. Đây cũng là thông tin khiến tâm lý nhà đầu tư lạc quan hơn về thị trường cao su trong thời gian tới./.
Minh Trang (TTXVN)