Kể từ đầu năm đến nay, giá sữa chuẩn New Zealand đã tăng 62% và leo lên mức kỷ lục trong tuần qua do tình trạng hạn hán lan rộng nhất trong 30 năm qua tại quốc gia xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới này, trong khi các khách hàng Trung Quốc gia tăng các hoạt động mua vào.
Chính phủ New Zealand cho biết North Island, khu vực sản xuất sữa chủ yếu của nước này bị hạn hán, hầu hết nông dân ở đây đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết rất khó khăn.
Trong khi đó, các khách hàng ở Trung Quốc, nước nhập khẩu sữa lớn nhất, lại thúc đẩy thu mua trong bối cảnh mùa Đông khắc nghiệt đã làm giảm sản lượng sữa ở trong nước.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa ở Trung Quốc lại gia tăng, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng khách hàng ăn kiêng đang trở nên giàu có và có xu hướng thích dùng sữa ngoại.
Tim Hunt, chiến lược gia trong lĩnh vực kinh doanh sữa toàn cầu tại Robebank, dự đoán sản xuất sữa trong những tháng cuối của niên vụ hiện tại sẽ thấp hơn từ 15 đến 20% so với niên vụ trước đó. Trong khi đó, riêng nhập khẩu sữa của Trung Quốc trong tháng 1/2013 đã cao hơn khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đợt bán đấu giá tuần trước của tập đoàn sữa lớn nhất thế giới Fonterra Cooperative Group của New Zealand, giá sữa bột đã tăng 21% lên mức kỷ lục 5.116 USD/tấn. Fonterra thường tổ chức hai phiên đấu giá mỗi tháng.
Theo ông Hunt, giá sữa tăng sẽ ảnh hưởng đến phần lớn các nhà nhập khẩu. Mặc dù các khách hàng tiêu dùng chính như ở Mỹ và châu Âu phần lớn đều đủ đảm bảo tự cung cấp, nhưng khi giá sữa thế giới tăng cũng sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để kiếm lời. Đà tăng giá sẽ đẩy giá sữa bán buôn và dẫn đến sức ép chung theo hướng tăng giá ở các thị trường bán lẻ.
Tuy nhiên, ông Hunt lưu ý rằng tác động của việc tăng giá các sản phẩm sữa bán lẻ sẽ ít hơn so với mức tăng giá bán buôn mà các khách hàng chủ yếu là các tập đoàn thực phẩm. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt là ở châu Âu, sẽ rất khó có thể tăng giá mà không bị ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong năm 2013.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, New Zealand là nước xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, chiếm tới 60% lượng giao dịch sữa bột toàn cầu - loại sữa được giao dịch phổ biến nhất./.
Chính phủ New Zealand cho biết North Island, khu vực sản xuất sữa chủ yếu của nước này bị hạn hán, hầu hết nông dân ở đây đang phải đối mặt với điều kiện thời tiết rất khó khăn.
Trong khi đó, các khách hàng ở Trung Quốc, nước nhập khẩu sữa lớn nhất, lại thúc đẩy thu mua trong bối cảnh mùa Đông khắc nghiệt đã làm giảm sản lượng sữa ở trong nước.
Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa ở Trung Quốc lại gia tăng, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng khách hàng ăn kiêng đang trở nên giàu có và có xu hướng thích dùng sữa ngoại.
Tim Hunt, chiến lược gia trong lĩnh vực kinh doanh sữa toàn cầu tại Robebank, dự đoán sản xuất sữa trong những tháng cuối của niên vụ hiện tại sẽ thấp hơn từ 15 đến 20% so với niên vụ trước đó. Trong khi đó, riêng nhập khẩu sữa của Trung Quốc trong tháng 1/2013 đã cao hơn khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đợt bán đấu giá tuần trước của tập đoàn sữa lớn nhất thế giới Fonterra Cooperative Group của New Zealand, giá sữa bột đã tăng 21% lên mức kỷ lục 5.116 USD/tấn. Fonterra thường tổ chức hai phiên đấu giá mỗi tháng.
Theo ông Hunt, giá sữa tăng sẽ ảnh hưởng đến phần lớn các nhà nhập khẩu. Mặc dù các khách hàng tiêu dùng chính như ở Mỹ và châu Âu phần lớn đều đủ đảm bảo tự cung cấp, nhưng khi giá sữa thế giới tăng cũng sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu để kiếm lời. Đà tăng giá sẽ đẩy giá sữa bán buôn và dẫn đến sức ép chung theo hướng tăng giá ở các thị trường bán lẻ.
Tuy nhiên, ông Hunt lưu ý rằng tác động của việc tăng giá các sản phẩm sữa bán lẻ sẽ ít hơn so với mức tăng giá bán buôn mà các khách hàng chủ yếu là các tập đoàn thực phẩm. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đặc biệt là ở châu Âu, sẽ rất khó có thể tăng giá mà không bị ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trong năm 2013.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, New Zealand là nước xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới, chiếm tới 60% lượng giao dịch sữa bột toàn cầu - loại sữa được giao dịch phổ biến nhất./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)