Nhà sản xuất nại lý do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá thức ăn chăn nuôi tăng theo và ngày càng tăng cao. Tại nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam, người chăn nuôi đang đứng ngồi không yên.
Chóng mặt với giá thức ăn chăn nuôi
Khảo sát tại các đại lý bán lẻ thức ăn chăn nuôi cho thấy, giá thức ăn chăn nuôi đang có đợt tăng giá mới và đây là lần tăng giá thứ 3 trong vòng 10 tháng qua.
Cụ thể, loại thức ăn hỗn hợp và thức ăn chăn nuôi đậm đặc dành cho gia súc, gia cầm… đã tăng thêm 200-300 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 11, nâng mức tăng thêm từ 500-650 đồng/kg so với cùng kỳ.
“Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao gây khó khăn cho người chăn nuôi là vấn đề không mới. Điều quan trọng là chúng ta không có giải pháp hạn chế và rất thụ động trong cách giải quyết. Nguyên nhân chính là vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu và phụ thuộc vào tay các thương lái nên rất dễ bị làm giá khi có các biến động trên thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến vẫn thích nhập nguyên liệu hơn là chủ động tạo nguồn cung trong nước,” ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam giải thích.
Có hơn 240 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập gần 50% nguồn nguyên liệu với tổng giá trị hơn 2,4 tỷ USD, chủ yếu là khô đậu tương, bột cá, lúa mì, bắp.
Lý giải của các chuyên gia kinh tế, bắt đầu từ tháng 6/2010 sự biến động khó lường của thị trường thế giới, chi phí tăng cao do gánh chịu từ biến động kinh tế vĩ mô… đã đẩy giá nguyên liệu liên tục tăng cao.
Chỉ tính đến thời điểm đầu tháng 11, giá nguyên liệu đã tăng 10-20% so với tháng 8/2010. Cụ thể trong hơn 10 tháng qua, giá cám gạo tăng thêm hơn 32%, bột gia cầm tăng gần 40%, bột cá tăng khoảng 15%.
Nhà nông lãnh đủ
Hiện giá thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Nam dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với thời điểm tháng 10 đã đẩy giá lợn mảnh và lợn pha lóc về chợ đầu mối cũng tăng theo với mức 2.000-8.000 đồng/kg. Riêng giá thịt gà cũng tăng nhẹ lên khoảng 1.000-5.000 đồng/kg.
Anh Hùng, chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Bến Cát (Bình Dương) cho biết, giá gia cầm, gia súc có tăng nhưng không đáng kể.
Điều đáng nói, giá thức ăn chăn nuôi khi tăng thường rất cao nhưng giảm rất ít. “Với giá cả đầu vào và đầu ra như trên hiện người chăn nuôi giỏi lắm cũng chỉ hòa vốn hoặc lấy công làm lãi”, anh Hùng tính toán.
Theo ngành nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam tập trung gần 70% vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Số còn lại phân bổ ở các doanh nghiệp trong nước với nguồn cung nhỏ lẻ, không ổn định.
Nắm số lượng lớn hàng phân phối, các doanh nghiệp giữ thị phần lớn đang liên kết chi phối, khống chế giá bán ra trên thị trường. Thực tế, hiện chỉ vài nguyên liệu đầu vào tăng giá còn các loại nguyên liệu phụ khác không tăng hoặc chỉ tăng không đáng kể.
Giá nguyên liệu đầu vào vẫn kiểm soát được thông qua giá cả trên thị trường nhưng đầu ra của thức ăn chăn nuôi vẫn là điều nan giải đối với các ngành chức năng.
“Nhà nước không quản lý được giá bán và thời gian dài thả nổi cho doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Đã đến lúc các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương… phải sớm có các biện pháp kiểm soát cụ thể giúp đỡ, hạn chế thiệt hại cho nhà nông”, ông Lịch kết luận./.
Chóng mặt với giá thức ăn chăn nuôi
Khảo sát tại các đại lý bán lẻ thức ăn chăn nuôi cho thấy, giá thức ăn chăn nuôi đang có đợt tăng giá mới và đây là lần tăng giá thứ 3 trong vòng 10 tháng qua.
Cụ thể, loại thức ăn hỗn hợp và thức ăn chăn nuôi đậm đặc dành cho gia súc, gia cầm… đã tăng thêm 200-300 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 11, nâng mức tăng thêm từ 500-650 đồng/kg so với cùng kỳ.
“Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao gây khó khăn cho người chăn nuôi là vấn đề không mới. Điều quan trọng là chúng ta không có giải pháp hạn chế và rất thụ động trong cách giải quyết. Nguyên nhân chính là vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu và phụ thuộc vào tay các thương lái nên rất dễ bị làm giá khi có các biến động trên thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến vẫn thích nhập nguyên liệu hơn là chủ động tạo nguồn cung trong nước,” ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam giải thích.
Có hơn 240 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi nhưng hàng năm Việt Nam phải nhập gần 50% nguồn nguyên liệu với tổng giá trị hơn 2,4 tỷ USD, chủ yếu là khô đậu tương, bột cá, lúa mì, bắp.
Lý giải của các chuyên gia kinh tế, bắt đầu từ tháng 6/2010 sự biến động khó lường của thị trường thế giới, chi phí tăng cao do gánh chịu từ biến động kinh tế vĩ mô… đã đẩy giá nguyên liệu liên tục tăng cao.
Chỉ tính đến thời điểm đầu tháng 11, giá nguyên liệu đã tăng 10-20% so với tháng 8/2010. Cụ thể trong hơn 10 tháng qua, giá cám gạo tăng thêm hơn 32%, bột gia cầm tăng gần 40%, bột cá tăng khoảng 15%.
Nhà nông lãnh đủ
Hiện giá thịt lợn hơi tại các tỉnh phía Nam dao động từ 35.000-37.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với thời điểm tháng 10 đã đẩy giá lợn mảnh và lợn pha lóc về chợ đầu mối cũng tăng theo với mức 2.000-8.000 đồng/kg. Riêng giá thịt gà cũng tăng nhẹ lên khoảng 1.000-5.000 đồng/kg.
Anh Hùng, chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Bến Cát (Bình Dương) cho biết, giá gia cầm, gia súc có tăng nhưng không đáng kể.
Điều đáng nói, giá thức ăn chăn nuôi khi tăng thường rất cao nhưng giảm rất ít. “Với giá cả đầu vào và đầu ra như trên hiện người chăn nuôi giỏi lắm cũng chỉ hòa vốn hoặc lấy công làm lãi”, anh Hùng tính toán.
Theo ngành nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam tập trung gần 70% vào các công ty liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài. Số còn lại phân bổ ở các doanh nghiệp trong nước với nguồn cung nhỏ lẻ, không ổn định.
Nắm số lượng lớn hàng phân phối, các doanh nghiệp giữ thị phần lớn đang liên kết chi phối, khống chế giá bán ra trên thị trường. Thực tế, hiện chỉ vài nguyên liệu đầu vào tăng giá còn các loại nguyên liệu phụ khác không tăng hoặc chỉ tăng không đáng kể.
Giá nguyên liệu đầu vào vẫn kiểm soát được thông qua giá cả trên thị trường nhưng đầu ra của thức ăn chăn nuôi vẫn là điều nan giải đối với các ngành chức năng.
“Nhà nước không quản lý được giá bán và thời gian dài thả nổi cho doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Đã đến lúc các ngành chức năng như nông nghiệp, công thương… phải sớm có các biện pháp kiểm soát cụ thể giúp đỡ, hạn chế thiệt hại cho nhà nông”, ông Lịch kết luận./.
Lê Nghĩa (Báo Tin tức/Vietnam+)