Giá thuê văn phòng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 13,47% vào cuối quý 2/2011, so với mức tăng 2,38% tại khu vực EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi) và chỉ 1,51% tại châu Mỹ.
Thông tin trên được Công ty CBRE Việt Nam công bố tại buổi gặp mặt các chủ đầu tư bất động sản trong nước và quốc tế được tổ chức vào tối 20/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nick Axford, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu toàn khu châu Á-Thái Bình Dương, cho biết:“ Chúng tôi tiếp tục chứng kiến nhu cầu thuê văn phòng tại các thị trường trọng điểm của châu Á, khi các công ty cố gắng tận dụng sức mạnh của nền kinh tế trong khu vực. Những thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng ghi nhận bao gồm Hồng Kông và Singapore, cùng với các thành phố lớn của Trung Quốc.”
Nguồn cầu tại Trung Quốc được dẫn dắt từ cả các công ty trong nước lẫn các công ty nước ngoài, trong khi tại Hồng Kông và Singapore thì nguồn cầu được dẫn dắt bởi các ngân hàng đang tăng lượng nhân viên của họ.
Khi so sánh những thị trường này với Việt Nam, Tiến sĩ Axford nhận xét: “Diễn biến thị trường đã được chứng kiến ở Việt Nam trái ngược với tất cả các thị trường khác trong khu vực châu Á, nguồn cung tăng lại thêm việc nguồn cầu suy yếu trong năm 2011 đã đặt giá thuê dưới áp lực giảm giá.”
Theo CBRE, tiềm năng cho sự tăng trưởng về giá thuê trong tương lai là yếu tố quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thật thú vị khi lưu ý rằng các giao dịch đầu tư tại châu Mỹ và EMEA vẫn vượt trên hẳn so với tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quý 2/2011 đã chứng kiến hoạt động đầu tư tại châu Mỹ đạt trên 53 tỷ USD, so với mức trên 40 tỷ USD tại khu vực EMEA và chỉ trên 20 tỷ USD tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Axford, mặc dù rõ ràng rằng các giao dịch đầu tư trong khu vực thấp hơn so với cả châu Mỹ lẫn khu vực EMEA, rõ ràng các nhà đầu tư vẫn rất hứng thú với khu vực châu Á và chỉ chờ đợi đến khi bất động sản phù hợp xuất hiện.
Chỉ số giá trị vốn châu Á-Thái Bình Dương của CBRE trong quý 2/2011 đã tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước và nếu thị trường tiếp tục phát triển như vậy thì rất có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trong thị trường đầu tư.
Tại Việt Nam, đầu tư của các tổ chức vẫn đang trong giai đoạn định hình mặc dù đã có những hoạt động đầu tư đáng lưu ý tại cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong vòng 18 tháng qua.
Nhận định về tình hình này, ông Adam Bury, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các công ty đầu tư trong châu Á vẫn đang tìm kiếm cơ hội mua lại các tòa nhà đắc địa trong các thị trường trọng điểm.
Với việc nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển và ổn định, cùng với số lượng hạn chế các tài sản đắc địa và có chất lượng, rõ ràng một số nhà đầu tư có thể sẽ tránh đầu tư ở đây. Cùng với việc tự do hóa nền kinh tế vẫn tiếp tục và chất lượng các tòa nhà không ngừng được nâng cao, chúng tôi dự kiến sẽ có một sự mở rộng chậm rãi và từ tốn trong các hoạt động giao dịch đầu tư trong thị trường trong vòng những năm tới”./.
Thông tin trên được Công ty CBRE Việt Nam công bố tại buổi gặp mặt các chủ đầu tư bất động sản trong nước và quốc tế được tổ chức vào tối 20/10 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Nick Axford, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu toàn khu châu Á-Thái Bình Dương, cho biết:“ Chúng tôi tiếp tục chứng kiến nhu cầu thuê văn phòng tại các thị trường trọng điểm của châu Á, khi các công ty cố gắng tận dụng sức mạnh của nền kinh tế trong khu vực. Những thị trường đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng ghi nhận bao gồm Hồng Kông và Singapore, cùng với các thành phố lớn của Trung Quốc.”
Nguồn cầu tại Trung Quốc được dẫn dắt từ cả các công ty trong nước lẫn các công ty nước ngoài, trong khi tại Hồng Kông và Singapore thì nguồn cầu được dẫn dắt bởi các ngân hàng đang tăng lượng nhân viên của họ.
Khi so sánh những thị trường này với Việt Nam, Tiến sĩ Axford nhận xét: “Diễn biến thị trường đã được chứng kiến ở Việt Nam trái ngược với tất cả các thị trường khác trong khu vực châu Á, nguồn cung tăng lại thêm việc nguồn cầu suy yếu trong năm 2011 đã đặt giá thuê dưới áp lực giảm giá.”
Theo CBRE, tiềm năng cho sự tăng trưởng về giá thuê trong tương lai là yếu tố quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thật thú vị khi lưu ý rằng các giao dịch đầu tư tại châu Mỹ và EMEA vẫn vượt trên hẳn so với tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Quý 2/2011 đã chứng kiến hoạt động đầu tư tại châu Mỹ đạt trên 53 tỷ USD, so với mức trên 40 tỷ USD tại khu vực EMEA và chỉ trên 20 tỷ USD tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Axford, mặc dù rõ ràng rằng các giao dịch đầu tư trong khu vực thấp hơn so với cả châu Mỹ lẫn khu vực EMEA, rõ ràng các nhà đầu tư vẫn rất hứng thú với khu vực châu Á và chỉ chờ đợi đến khi bất động sản phù hợp xuất hiện.
Chỉ số giá trị vốn châu Á-Thái Bình Dương của CBRE trong quý 2/2011 đã tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước và nếu thị trường tiếp tục phát triển như vậy thì rất có khả năng chúng ta sẽ chứng kiến sự tăng trưởng trong thị trường đầu tư.
Tại Việt Nam, đầu tư của các tổ chức vẫn đang trong giai đoạn định hình mặc dù đã có những hoạt động đầu tư đáng lưu ý tại cả Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong vòng 18 tháng qua.
Nhận định về tình hình này, ông Adam Bury, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các công ty đầu tư trong châu Á vẫn đang tìm kiếm cơ hội mua lại các tòa nhà đắc địa trong các thị trường trọng điểm.
Với việc nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phát triển và ổn định, cùng với số lượng hạn chế các tài sản đắc địa và có chất lượng, rõ ràng một số nhà đầu tư có thể sẽ tránh đầu tư ở đây. Cùng với việc tự do hóa nền kinh tế vẫn tiếp tục và chất lượng các tòa nhà không ngừng được nâng cao, chúng tôi dự kiến sẽ có một sự mở rộng chậm rãi và từ tốn trong các hoạt động giao dịch đầu tư trong thị trường trong vòng những năm tới”./.
Hoàng Anh Tuấn (Vietnam+)