Ngày 24/10, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị ngành công thương các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Đồng bằng sông Cửu Long) lần thứ 15.
Theo Bộ Công Thương, ba tháng cuối năm 2012, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 54.995 tỷ đồng, góp phần đưa giá trị cả năm ước đạt 157.665 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2011.
Dẫn đầu ngành công thương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là bốn tỉnh Long An , Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Để đạt được kết quả trên, ngành công thương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo chiều sâu, tập trung phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn.
Đồng bằng sông Cửu Long từng bước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng dần giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, nâng cao tính độc lập và khả năng cạnh tranh của ngành.
Các tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, minh bạch, phù hợp với các cam kết hội nhập bằng cách ban hành cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp dân doanh và hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế; đổi mới công nghệ, trang thiết bị, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các doanh nghiệp cũng chủ động liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thủy hải sản và tăng mức sản xuất dầu thực vật, đường, trái cây, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất ximăng, may mặc, đồ da, đồ gỗ là các mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong, ngoài nước.
Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long tăng vốn đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; giảm chế biến thủy sản thô mà đa dạng hóa và tăng tỷ trọng sản phẩm cao cấp, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng khó tính tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu./.
Theo Bộ Công Thương, ba tháng cuối năm 2012, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 54.995 tỷ đồng, góp phần đưa giá trị cả năm ước đạt 157.665 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2011.
Dẫn đầu ngành công thương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là bốn tỉnh Long An , Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp.
Để đạt được kết quả trên, ngành công thương các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo chiều sâu, tập trung phát triển những ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giá trị gia tăng, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn.
Đồng bằng sông Cửu Long từng bước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tăng dần giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, nâng cao tính độc lập và khả năng cạnh tranh của ngành.
Các tỉnh tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bình đẳng, minh bạch, phù hợp với các cam kết hội nhập bằng cách ban hành cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp dân doanh và hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng đơn giản hóa, dễ hiểu và dễ thực hiện.
Các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế; đổi mới công nghệ, trang thiết bị, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Các doanh nghiệp cũng chủ động liên kết, hợp tác để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo, thủy hải sản và tăng mức sản xuất dầu thực vật, đường, trái cây, rượu, bia, nước giải khát, chế biến thức ăn gia súc, sản xuất ximăng, may mặc, đồ da, đồ gỗ là các mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong, ngoài nước.
Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long tăng vốn đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong các khâu thu hoạch, chế biến, bảo quản sản phẩm; giảm chế biến thủy sản thô mà đa dạng hóa và tăng tỷ trọng sản phẩm cao cấp, quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủy sản, đáp ứng đơn đặt hàng của khách hàng khó tính tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, châu Âu./.
Thế Đạt (TTXVN)