Tiếp nối đà tăng từ các phiên trước, giá vàng trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 13/8 đã chạm mức cao nhất bốn tuần qua, khi các nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng và "lờ" đi các tài sản rủi ro khác trong nỗi lo về tình hình sức khỏe của kinh tế toàn cầu.
Những số liệu mới nhất về nền kinh tế đầu tàu Mỹ như thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp leo thang... đã tiếp sức cho giá vàng và đưa kim loại quý trở lại vị thế là kênh đầu tư an toàn so với các kênh đầu tư khác.
Các nhà phân tích thậm chí vẫn cho rằng vàng còn tiếp tục tăng giá trong những ngày tới, sau khi đã liên tục tăng trong các phiên gần đây. Trước khi các số liệu kinh tế mới được công bố tại Mỹ vào cuối ngày 13/8 như chỉ số bán lẻ, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI), các chuyên gia nhận định rằng, nếu các chỉ số này yếu kém hơn dự kiến, giá vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ do các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới.
Trên sàn giao dịch Tokyo vào chiều 13/8, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.215,10 USD/ounce, tăng 3,9 USD/ounce, sau khi trước đó đã có lúc chạm ngưỡng 1.215,85 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 15/7 trở lại đây.
Cũng trong ngày 13/8, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết lượng vàng nắm giữ của quỹ tính đến ngày 12/8 đã tăng ngày thứ hai liên tiếp, lên 1.286,699 tấn, so với 1.285,787 tấn của ngày 11/8.
Việc gia tăng nắm giữ vàng của các quỹ cũng như của giới đầu tư đã gây sức ép lên nhu cầu về vàng. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vàng trong các phiên tăng như phiên này khá trầm lắng, do những người mua đã tham gia mạnh vào thị trường khi giá vàng hạ xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua vào đầu tháng Bảy vừa rồi, và hiện chưa vội bán ra vì hy vọng giá còn tăng nữa.
Giá vàng còn được hy vọng là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, một phần là do Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, hiện vẫn đang đứng ngoài thị trường do giá vàng đã lên quá cao. Tuy nhiên, mùa lễ hội của nước này sắp đến (bắt đầu vào ngày 24/8 và kéo dài đến tháng 11), nên các nhà giao dịch hy vọng Ấn Độ sẽ sớm quay trở lại thị truờng, thúc đẩy nhu cầu tăng lên và kéo theo giá vàng tăng.
Mặt khác, theo lệ thường thì giá vàng và USD thường biến động trái chiều, song trong phiên ngày 12/8, cả hai đều cùng tăng. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang xem vàng như một công cụ dự phòng lạm phát, khi giá cả các loại hàng hóa đều tăng./.
Những số liệu mới nhất về nền kinh tế đầu tàu Mỹ như thâm hụt ngân sách tiếp tục tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp leo thang... đã tiếp sức cho giá vàng và đưa kim loại quý trở lại vị thế là kênh đầu tư an toàn so với các kênh đầu tư khác.
Các nhà phân tích thậm chí vẫn cho rằng vàng còn tiếp tục tăng giá trong những ngày tới, sau khi đã liên tục tăng trong các phiên gần đây. Trước khi các số liệu kinh tế mới được công bố tại Mỹ vào cuối ngày 13/8 như chỉ số bán lẻ, chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI), các chuyên gia nhận định rằng, nếu các chỉ số này yếu kém hơn dự kiến, giá vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ do các nhà đầu tư vẫn tiếp tục lo ngại về triển vọng kinh tế thế giới.
Trên sàn giao dịch Tokyo vào chiều 13/8, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.215,10 USD/ounce, tăng 3,9 USD/ounce, sau khi trước đó đã có lúc chạm ngưỡng 1.215,85 USD/ounce - mức cao nhất kể từ ngày 15/7 trở lại đây.
Cũng trong ngày 13/8, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust cho biết lượng vàng nắm giữ của quỹ tính đến ngày 12/8 đã tăng ngày thứ hai liên tiếp, lên 1.286,699 tấn, so với 1.285,787 tấn của ngày 11/8.
Việc gia tăng nắm giữ vàng của các quỹ cũng như của giới đầu tư đã gây sức ép lên nhu cầu về vàng. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vàng trong các phiên tăng như phiên này khá trầm lắng, do những người mua đã tham gia mạnh vào thị trường khi giá vàng hạ xuống mức thấp nhất trong ba tháng qua vào đầu tháng Bảy vừa rồi, và hiện chưa vội bán ra vì hy vọng giá còn tăng nữa.
Giá vàng còn được hy vọng là sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, một phần là do Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới, hiện vẫn đang đứng ngoài thị trường do giá vàng đã lên quá cao. Tuy nhiên, mùa lễ hội của nước này sắp đến (bắt đầu vào ngày 24/8 và kéo dài đến tháng 11), nên các nhà giao dịch hy vọng Ấn Độ sẽ sớm quay trở lại thị truờng, thúc đẩy nhu cầu tăng lên và kéo theo giá vàng tăng.
Mặt khác, theo lệ thường thì giá vàng và USD thường biến động trái chiều, song trong phiên ngày 12/8, cả hai đều cùng tăng. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang xem vàng như một công cụ dự phòng lạm phát, khi giá cả các loại hàng hóa đều tăng./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)