Giá vàng lao dốc, mất mốc 37 triệu đồng mỗi lượng

Trong ngày giao dịch cuối tuần, giá vàng đã liên tiếp sụt giảm, tính đến 11 giờ 30, vàng đã giảm xuống tới 36,98 triệu đồng/lượng.
Trong ngày giao dịch cuối tuần, giá vàng đã liên tiếp sụt giảm. Nếu vào đầu giờsáng 11/3, giá vàng bán ra giao dịch trên 37,2 triệu đồng/lượng thì đến 10 giờ30 đã lùi về 37,15 triệu đồng/lượng và tính đến 11 giờ 30, vàng đã giảm xuốngtới 36,98 triệu đồng/lượng.

Như vậy, kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước sử dụng các biện pháp triển khai Nghịđịnh 11/NQ-CP của Chính phủ thì giá vàng đã tương đối ổn định.

Thị trường vàngđã bị tác động mạnh mẽ bởi thông tin trong quý 2/2011, Ngân hàng Nhà nước sẽtrình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và kinh doanh vàng theo hướng tậptrung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trênthị trường tự do.

Theo đó, từ đầu tuần đến nay, giá vàng của chiều ngày hôm sau so với ngày hômtrước đó đều giảm từ 70.000 đến 120.000 đồng/lượng. Trong sáng 11/3, giá vàng đãsụt giảm mạnh tới 460.000 đồng/lượng so với chiều qua.

Tính đến 11 giờ 30, giá vàng SJC niêm yết tại Công ty vàng bạc đá quý Bảo TínMinh Châu là 36,85-36,98 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong nhiều ngày nay, tạicác cửa hàng vàng thay bằng việc mua vàng miếng như trước kia, người dân đã đổdồn sang quầy bán vàng chỉ (nhẫn).

Tại cuộc họp báo về các giải pháp thực hiện của Ngân hàng Nhà nước thực hiệnNghị định 11/NQ-CP, đề cập đến vấn đề người dân sẽ chuyển từ vàng miếng sangvàng trang sức khi thực hiện xóa bỏ kinh doanh vàng miếng, Thống đốc Ngân hàngNhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng việc người dân chuyển từ vàng miếng sang vàngtrang sức không hề đơn giản. Vì khi người ta tự chế biến, riêng về chất lượngvàng đã không thể đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, nếu thị trường bị ảnh hưởng, giá vàng trong nước thấp hơn giávàng thế giới mà mục tiêu của chúng ta là tiệm cận với giá thế giới thì Ngânhàng Nhà nước sẽ ủy thác qua một số tổ chức mua để cân bằng thị trường hoặc chophép xuất khẩu để lấy ngoại tệ về. Thống đốc bày tỏ, chính sách mới sẽ không ảnhhưởng đến quyền lợi của người dân./.

Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.