Ngày 8/8, trên thị trường châu Á, giá vàng đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 1.700 USD/ounce, sau khi Mỹ bị đánh tụt thứ bậc xếp hạng tín dụng.
Trong phiên này, giá vàng giao ngay đã chạm mức cao chưa từng có trong lịch sử 1.714 USD/ounce, lần tăng kỷ lục thứ 11 trong 19 phiên qua và giá vàng giao tháng 12/2011 cũng lập đỉnh mới ở mức 1.718 USD/ounce.
Theo giới phân tích, việc các nhà đầu tư "quay lưng" lại với các tài sản rủi ro và chuyển hướng sang vàng, sau khi tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's đánh tụt bậc xếp hạng của Mỹ từ AAA xuống AA+, là nguyên nhân chính đẩy giá vàng lên cao "chóng mặt" trong phiên này.
Thêm vào đó, giá vàng còn chịu sức ép bởi mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và một đợt suy thoái kinh tế của Mỹ, thậm chí là khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể tung ra chương trình nới lỏng có định lượng thứ 3 (QE3).
Hiện nay, giới đầu tư đang hướng sự chú ý của mình vào cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Dominic Schnider, nhà phân tích thuộc công ty UBS Wealth Management, nhận định giá vàng tăng kỷ lục cho thấy nhiều người đang thiếu tin tưởng vào đồng USD và đồng euro. Nhà phân tích này dự đoán giá vàng có thể vọt lên mức 1.800 USD/ounce, thậm chí là 2.000 USD/ounce trong thời gian tới.
Một số nhà quan sát cũng cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn nữa nếu như cam kết hỗ trợ cho các thị trường tài chính của nhóm G7 không đạt được kết quả.
Ngày 8/8, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước thuộc nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Đức, Pháp, Italy, Mỹ, Canada và Nhật Bản, đã tiến hành hội nghị khẩn cấp qua điện thoại kéo dài nhiều giờ liền và nhất trí thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì sự ổn định về tài chính và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín dụng.
Cuộc khủng hoảng nợ "dai dẳng" tại Eurozone và đà phục hồi "èo uột" của kinh tế Mỹ đã đẩy giá vàng tăng 20% kể từ đầu năm tới nay. Trong đó, tính riêng từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng đã tăng 13% trong 6 tuần liên tiếp./.
Trong phiên này, giá vàng giao ngay đã chạm mức cao chưa từng có trong lịch sử 1.714 USD/ounce, lần tăng kỷ lục thứ 11 trong 19 phiên qua và giá vàng giao tháng 12/2011 cũng lập đỉnh mới ở mức 1.718 USD/ounce.
Theo giới phân tích, việc các nhà đầu tư "quay lưng" lại với các tài sản rủi ro và chuyển hướng sang vàng, sau khi tổ chức đánh giá tài chính Standard & Poor's đánh tụt bậc xếp hạng của Mỹ từ AAA xuống AA+, là nguyên nhân chính đẩy giá vàng lên cao "chóng mặt" trong phiên này.
Thêm vào đó, giá vàng còn chịu sức ép bởi mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và một đợt suy thoái kinh tế của Mỹ, thậm chí là khả năng nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể tung ra chương trình nới lỏng có định lượng thứ 3 (QE3).
Hiện nay, giới đầu tư đang hướng sự chú ý của mình vào cuộc họp của Ủy ban hoạch định chính sách thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Dominic Schnider, nhà phân tích thuộc công ty UBS Wealth Management, nhận định giá vàng tăng kỷ lục cho thấy nhiều người đang thiếu tin tưởng vào đồng USD và đồng euro. Nhà phân tích này dự đoán giá vàng có thể vọt lên mức 1.800 USD/ounce, thậm chí là 2.000 USD/ounce trong thời gian tới.
Một số nhà quan sát cũng cho rằng giá vàng sẽ tăng cao hơn nữa nếu như cam kết hỗ trợ cho các thị trường tài chính của nhóm G7 không đạt được kết quả.
Ngày 8/8, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các nước thuộc nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Đức, Pháp, Italy, Mỹ, Canada và Nhật Bản, đã tiến hành hội nghị khẩn cấp qua điện thoại kéo dài nhiều giờ liền và nhất trí thực hiện mọi biện pháp cần thiết để duy trì sự ổn định về tài chính và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh Mỹ bị hạ bậc xếp hạng tín dụng.
Cuộc khủng hoảng nợ "dai dẳng" tại Eurozone và đà phục hồi "èo uột" của kinh tế Mỹ đã đẩy giá vàng tăng 20% kể từ đầu năm tới nay. Trong đó, tính riêng từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng đã tăng 13% trong 6 tuần liên tiếp./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)