Ngày 9/11 đánh dấu phiên thứ tư liên tiếp giá vàng vọt lên mức cao kỷ lục trên thị trường New York, trong bối cảnh đồng USD cũng mạnh lên. Cụ thể, giá vàng giao tháng 12 tăng 6,9 USD (gần 0,5%) lên 1.410,1 USD/ounce.
Giá vàng hiện đứng ở mức cao kỷ lục khi tính theo đồng USD, nhưng vấn thấp hơn mức đỉnh hồi đầu những năm 1980, nếu tính đến yếu tố lạm phát.
Ở thời điểm đầu phiên 9/11, tâm lý lo ngại về gánh nặng nợ công của Bồ Đào Nha và Ireland đã khiến nhà đầu tư đổ xô vào vàng để tìm "nơi trú ẩn an toàn."
Các kim loại quý đã tăng giá mạnh sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng vàng có thể phải trải qua một đợt bán tháo.
Ngày 9/11 cũng là phiên thứ hai liên tiếp vàng và USD cùng lên giá, do nhà đầu tư nhận định đây là hai kênh đầu tư an toàn.
Theo các chuyên gia phân tích, mối quan hệ thuận không bình thường giữa đồng USD và vàng đang lặp lại kịch bản hồi đầu năm nay, khi bao trùm thị trường là các mối quan ngại về tình hình nợ công tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong tuần qua, các mối lo về nguy cơ lạm phát lại trỗi dậy, khi FED quyết định triển khai chương trình mua trái phiếu chính phủ. Động thái này của FED đã khiến đồng tiền xanh suy yếu và đẩy giá hàng hóa tăng.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng gần 30%. Đặc biệt, giá vàng đã tăng tới 8% kể từ khi FED đưa ra kế hoạch mua 600 tỷ USD trái phiếu để vực dậy nền kinh tế.
Trong phiên 9/11, đã có lúc giá vàng giao ngay xác lập kỷ lục 1.424,02 USD/ounce, nhưng đến cuối phiên tại New York đã giảm 1,7% xuống 1.386 USD/ounce.
Peter Buchanan, chuyên gia kinh tế của CIBC World Markets (có trụ sở tại Toronto) nhận định, giá vàng đã tăng mạnh do chương trình mua trái phiếu của FED và hoạt động ôm hàng diễn ra quá nhiều.
Đồng USD mạnh và chứng khoán sa sút đã gây sức ép với giá vàng vào cuối phiên 9/11.
Theo thống kê mới nhất, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 1,215 tấn xuống 1.292,981 tấn.
Các vấn đề nợ tại Eurozone vẫn tâm điểm theo dõi của thị trường.
Giới đầu tư cũng đang chờ đợi phiên họp của G20 vào cuối tuần này, với hy vọng có thể tìm ra định hướng cho đồng USD và các hàng hóa khác.
Chốt phiên 10/11 tại Hongkong, vàng dường như đã cắt được cơn lên giá "điên loạn," khi đóng cửa ở mức 1.401-1.402 USD/ounce, giảm hơn 10 USD so với mức 1.412,5-1.413,5 USD/ounce./.
Giá vàng hiện đứng ở mức cao kỷ lục khi tính theo đồng USD, nhưng vấn thấp hơn mức đỉnh hồi đầu những năm 1980, nếu tính đến yếu tố lạm phát.
Ở thời điểm đầu phiên 9/11, tâm lý lo ngại về gánh nặng nợ công của Bồ Đào Nha và Ireland đã khiến nhà đầu tư đổ xô vào vàng để tìm "nơi trú ẩn an toàn."
Các kim loại quý đã tăng giá mạnh sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch nới lỏng định lượng. Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng vàng có thể phải trải qua một đợt bán tháo.
Ngày 9/11 cũng là phiên thứ hai liên tiếp vàng và USD cùng lên giá, do nhà đầu tư nhận định đây là hai kênh đầu tư an toàn.
Theo các chuyên gia phân tích, mối quan hệ thuận không bình thường giữa đồng USD và vàng đang lặp lại kịch bản hồi đầu năm nay, khi bao trùm thị trường là các mối quan ngại về tình hình nợ công tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong tuần qua, các mối lo về nguy cơ lạm phát lại trỗi dậy, khi FED quyết định triển khai chương trình mua trái phiếu chính phủ. Động thái này của FED đã khiến đồng tiền xanh suy yếu và đẩy giá hàng hóa tăng.
Từ đầu năm tới nay, giá vàng đã tăng gần 30%. Đặc biệt, giá vàng đã tăng tới 8% kể từ khi FED đưa ra kế hoạch mua 600 tỷ USD trái phiếu để vực dậy nền kinh tế.
Trong phiên 9/11, đã có lúc giá vàng giao ngay xác lập kỷ lục 1.424,02 USD/ounce, nhưng đến cuối phiên tại New York đã giảm 1,7% xuống 1.386 USD/ounce.
Peter Buchanan, chuyên gia kinh tế của CIBC World Markets (có trụ sở tại Toronto) nhận định, giá vàng đã tăng mạnh do chương trình mua trái phiếu của FED và hoạt động ôm hàng diễn ra quá nhiều.
Đồng USD mạnh và chứng khoán sa sút đã gây sức ép với giá vàng vào cuối phiên 9/11.
Theo thống kê mới nhất, lượng vàng do quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust nắm giữ đã giảm 1,215 tấn xuống 1.292,981 tấn.
Các vấn đề nợ tại Eurozone vẫn tâm điểm theo dõi của thị trường.
Giới đầu tư cũng đang chờ đợi phiên họp của G20 vào cuối tuần này, với hy vọng có thể tìm ra định hướng cho đồng USD và các hàng hóa khác.
Chốt phiên 10/11 tại Hongkong, vàng dường như đã cắt được cơn lên giá "điên loạn," khi đóng cửa ở mức 1.401-1.402 USD/ounce, giảm hơn 10 USD so với mức 1.412,5-1.413,5 USD/ounce./.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)