Giá vàng biến động trong phạm vi hẹp, chỉ quanh quẩn mức 1.750 USD/ounce trong phiên 27/11 tại châu Á, khi nhiều nhà đầu tư tạm lánh khỏi thị trường, sau lúc giá vàng tăng gần 3% nhờ sự hỗ trợ của thỏa thuận giảm nợ dài hạn mà các chủ nợ quốc tế dành cho Hy Lạp.
Sau gần 10 giờ đàm phán, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý giảm nợ cho nước này 40 tỷ euro, giúp đưa tỷ lệ nợ xuống 124% GDP vào năm 2020. Thỏa thuận này sẽ mở đường cho đợt giải ngân khoản cứu trợ quan trọng để tái cơ cấu vốn của các ngân hàng đang chao đảo ở Hy Lạp, cũng như giúp chính phủ có thể trả lương và trợ cấp vào tháng 12.
Đầu phiên 27/11, đồng euro đã tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng qua, trong khi đồng USD giảm giá trị so với các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ và động thái này hỗ trợ hoạt động mua vào vàng, vốn được định giá bằng "đồng bạc xanh". Tuy nhiên, theo một nhà kinh doanh tại sàn Hong Kong, thị trường vàng châu Á chiều cùng ngày chứng kiến sự thờ ơ đối với diễn biến tại châu Âu hiện nay. Nhiều nhà đầu tư đã chọn cách đứng bên ngoài thị trường chờ hết tháng, thậm chí là chốt sổ mua bán cho tới hết năm nay.
Vào lúc 14 giờ 14 phút theo giờ Việt Nam tại Sàn giao dịch Singapore, giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.749,41 USD/ounce, sau khi đạt mức cao hơn lúc đầu phiên, với 1.751,40 USD/ounce.
Đêm trước tại Sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giảm nhẹ do những bất ổn tại châu Âu, khi cuộc họp của các chủ nợ về vấn đề Hy Lạp còn chưa kết thúc. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng 12/2012 giảm 1,8 USD (0,1%) xuống 1.749,6 USD/ounce.
Cũng vì những lo lắng của giới đầu tư về tình hình Hy Lạp mà chỉ số đồng USD (thước đo giá trị của "đồng bạc xanh" trong rổ tiền tệ) đã tăng từ 80,19 lên 80,258 và điều này gây sức ép lên giá vàng.
Trong ngày đầu tuần, nhà sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới là Gold Fields cho biết ngành công nghiệp khai mỏ vàng của Nam Phi - một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế nước này - đang giảm sút về quy mô và có thể sẽ đổ vỡ nếu không có các biện pháp thúc đẩy hiệu quả khai thác.
Trong khi đó, Trung Quốc - nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới - có kế hoạch sản xuất 420-450 tấn vàng vào năm 2015, tăng khoảng 25% so với năm 2011, trong khi mức tiêu thụ vào năm 2015 có thể đạt 1.000 tấn./.
Sau gần 10 giờ đàm phán, các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đồng ý giảm nợ cho nước này 40 tỷ euro, giúp đưa tỷ lệ nợ xuống 124% GDP vào năm 2020. Thỏa thuận này sẽ mở đường cho đợt giải ngân khoản cứu trợ quan trọng để tái cơ cấu vốn của các ngân hàng đang chao đảo ở Hy Lạp, cũng như giúp chính phủ có thể trả lương và trợ cấp vào tháng 12.
Đầu phiên 27/11, đồng euro đã tăng lên mức cao nhất trong gần một tháng qua, trong khi đồng USD giảm giá trị so với các ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ và động thái này hỗ trợ hoạt động mua vào vàng, vốn được định giá bằng "đồng bạc xanh". Tuy nhiên, theo một nhà kinh doanh tại sàn Hong Kong, thị trường vàng châu Á chiều cùng ngày chứng kiến sự thờ ơ đối với diễn biến tại châu Âu hiện nay. Nhiều nhà đầu tư đã chọn cách đứng bên ngoài thị trường chờ hết tháng, thậm chí là chốt sổ mua bán cho tới hết năm nay.
Vào lúc 14 giờ 14 phút theo giờ Việt Nam tại Sàn giao dịch Singapore, giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.749,41 USD/ounce, sau khi đạt mức cao hơn lúc đầu phiên, với 1.751,40 USD/ounce.
Đêm trước tại Sàn giao dịch kim loại thuộc Thị trường hàng hóa New York (COMEX), giá vàng giảm nhẹ do những bất ổn tại châu Âu, khi cuộc họp của các chủ nợ về vấn đề Hy Lạp còn chưa kết thúc. Chốt phiên này, giá vàng giao tháng 12/2012 giảm 1,8 USD (0,1%) xuống 1.749,6 USD/ounce.
Cũng vì những lo lắng của giới đầu tư về tình hình Hy Lạp mà chỉ số đồng USD (thước đo giá trị của "đồng bạc xanh" trong rổ tiền tệ) đã tăng từ 80,19 lên 80,258 và điều này gây sức ép lên giá vàng.
Trong ngày đầu tuần, nhà sản xuất vàng lớn thứ tư thế giới là Gold Fields cho biết ngành công nghiệp khai mỏ vàng của Nam Phi - một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế nước này - đang giảm sút về quy mô và có thể sẽ đổ vỡ nếu không có các biện pháp thúc đẩy hiệu quả khai thác.
Trong khi đó, Trung Quốc - nước sản xuất vàng hàng đầu thế giới - có kế hoạch sản xuất 420-450 tấn vàng vào năm 2015, tăng khoảng 25% so với năm 2011, trong khi mức tiêu thụ vào năm 2015 có thể đạt 1.000 tấn./.
Trang Nhung (TTXVN)