Giá vàng thế giới phiên đầu tuần (15/3) có mức tăng nhẹ 3 USD/ounce đã kéo giá vàng trong nước thoát khỏi sự “trượt dốc” trong suốt một tuần qua.
Cụ thể, giá vàng trong nước đã có mức tăng từ 20.000-30.000 đồng/lượng và giao dịch phổ biến quanh ngưỡng 26,40 - 26,52 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.
Lúc 10 giờ 15 phút, giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu, mua vào là 26,42 triệu đồng/lượng và bán ra là 26,50 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng so với cùng thời điểm ngày thứ sáu tuần trước.
Giá vàng SJC và SBJ cũng có phiên hồi phục nhẹ khi tăng 25.000 đồng so với thứ sáu tuần trước và niêm yết ở mức giá 26,37 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,47 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch sáng nay, biên độ giữa giá mua và giá bán được các công ty đưa ra ở mức hấp dẫn, chỉ còn 80.000 đồng/lượng trong khi xu hướng giao dịch trên thị trường này vẫn khá trầm lắng kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Dần.
Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ đang có nhiều biến động. Mặc dù đồng đô la (USD) suy yếu so với đồng euro (EUR), nhưng thông tin này không hỗ trợ mà lại kéo giá vàng liên tục giảm điểm trong các phiên giao dịch tuần qua.
Các chuyên gia nhận định, hiện vẫn chưa có thông tin nào có thể hỗ trợ cho giá vàng, cộng với việc Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust ngày cuối tuần (12/3) đã không có giao dịch mua bán nào, khiến giá vàng trong tuần này có thể tiếp tục đi xuống.
Theo như khảo sát của Bloomberg trên 19 nhà đầu tư và chuyên gia phân tích cho thấy: Chín trong số đó, tương đương 47% cho rằng vàng sẽ giảm giá trong tuần này; bảy người vẫn hy vọng các mức gia cao hơn và ba người cho rằng giá sẽ đi ngang.
Và mọi sự chú ý đang hướng đến các quyết định trong chính sách tiền tệ của Fed vào ngày mai, 16/3, nhằm thảo luận về chính sách tiền tệ.
Lúc này giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 1104,58 USD/ounce và mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với thế giới đang giữ ở khoảng cách trên 600.000 đồng/lượng./.
Cụ thể, giá vàng trong nước đã có mức tăng từ 20.000-30.000 đồng/lượng và giao dịch phổ biến quanh ngưỡng 26,40 - 26,52 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.
Lúc 10 giờ 15 phút, giá vàng Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu, mua vào là 26,42 triệu đồng/lượng và bán ra là 26,50 triệu đồng/lượng, tăng 30.000 đồng so với cùng thời điểm ngày thứ sáu tuần trước.
Giá vàng SJC và SBJ cũng có phiên hồi phục nhẹ khi tăng 25.000 đồng so với thứ sáu tuần trước và niêm yết ở mức giá 26,37 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 26,47 triệu đồng/lượng.
Đáng chú ý, trong phiên giao dịch sáng nay, biên độ giữa giá mua và giá bán được các công ty đưa ra ở mức hấp dẫn, chỉ còn 80.000 đồng/lượng trong khi xu hướng giao dịch trên thị trường này vẫn khá trầm lắng kể từ sau Tết Nguyên đán Canh Dần.
Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ đang có nhiều biến động. Mặc dù đồng đô la (USD) suy yếu so với đồng euro (EUR), nhưng thông tin này không hỗ trợ mà lại kéo giá vàng liên tục giảm điểm trong các phiên giao dịch tuần qua.
Các chuyên gia nhận định, hiện vẫn chưa có thông tin nào có thể hỗ trợ cho giá vàng, cộng với việc Quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust ngày cuối tuần (12/3) đã không có giao dịch mua bán nào, khiến giá vàng trong tuần này có thể tiếp tục đi xuống.
Theo như khảo sát của Bloomberg trên 19 nhà đầu tư và chuyên gia phân tích cho thấy: Chín trong số đó, tương đương 47% cho rằng vàng sẽ giảm giá trong tuần này; bảy người vẫn hy vọng các mức gia cao hơn và ba người cho rằng giá sẽ đi ngang.
Và mọi sự chú ý đang hướng đến các quyết định trong chính sách tiền tệ của Fed vào ngày mai, 16/3, nhằm thảo luận về chính sách tiền tệ.
Lúc này giá vàng thế giới đang giao dịch ở mức 1104,58 USD/ounce và mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước so với thế giới đang giữ ở khoảng cách trên 600.000 đồng/lượng./.
Đức Duy (Vietnam+)