Cùng với diễn biến thế giới, sáng nay (16/2), giá vàng trong nước giảm 80.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua, và tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng đi xuống.
Tính đến cuối giờ trưa nay, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex, New York hiện giảm gần 5 USD/ounce so với chốt phiên hôm qua, xuống còn 1.725,1 USD/ounce, còn giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á cũng lùi xuống mức 1.721,5 USD/ounce, thấp hơn giá đóng cửa phiên trước 1 USD/ounce.
Từ đầu tuần đến nay, giá vàng trên thị trường thế giới chỉ biến động trong biên độ hẹp, với 4 phiên giao dịch, thì vàng thế giới có 2 phiên tăng giá và hai phiên giảm giá và chỉ tăng giảm quanh ngưỡng 1.725 USD/ounce.
Trong khi việc giao dịch của nhiều quỹ đầu tư lớn như SPDR Gold Trust cũng chỉ mang tính kỹ thuật khiến hướng đi của kim loại quý này chưa thể hiện rõ ràng.
Ngày 14/2, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust chỉ bán ra 0,4 tấn vàng, giảm lượng vàng nắm giữ của quỹ xuống còn 1.278,26 tấn.
Trước đà điều chỉnh của thế giới thì cuối giờ trưa nay, giá vàng trong nước cũng giảm khoảng 80.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Giá vàng SJC Hà Nội tại thời điểm 11 giờ 30 được niêm yết từ 44,45-44,77 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), còn giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu dao động từ 43,90-44,30 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá mua/giá bán đã nới rộng lên trên 300 nghìn đồng/lượng, tăng trên 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Trong khi đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng ngày 16/2 tiếp tục ở mức 20.828 VND/USD. Tỷ giá trần áp dụng cho các Ngân hàng thương mại là 21.036 đồng/USD.
Sau 3 ngày không đổi thì sáng nay, giá USD tại ngân hàng Vietcombank điều chỉnh giảm 10 đồng/USD và niêm yết là 20.810 - 20.870 đồng/USD, phía ngân hàng ACB cũng giảm 10 đồng xuống là 20,860 đồng (bán ra) và giá mua vào là 20.800 đồng/USD.
Có thể thấy, trong những phiên gần đây, giá vàng trong nước biến động khá sát với thị trường thế giới, nhưng do tỷ giá USD trong nước đi xuống đã kéo giãn khoảng cách chênh lệch lên trên 1,3 triệu đồng/lượng./.
Tính đến cuối giờ trưa nay, giá vàng giao tháng 4 trên sàn Comex, New York hiện giảm gần 5 USD/ounce so với chốt phiên hôm qua, xuống còn 1.725,1 USD/ounce, còn giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á cũng lùi xuống mức 1.721,5 USD/ounce, thấp hơn giá đóng cửa phiên trước 1 USD/ounce.
Từ đầu tuần đến nay, giá vàng trên thị trường thế giới chỉ biến động trong biên độ hẹp, với 4 phiên giao dịch, thì vàng thế giới có 2 phiên tăng giá và hai phiên giảm giá và chỉ tăng giảm quanh ngưỡng 1.725 USD/ounce.
Trong khi việc giao dịch của nhiều quỹ đầu tư lớn như SPDR Gold Trust cũng chỉ mang tính kỹ thuật khiến hướng đi của kim loại quý này chưa thể hiện rõ ràng.
Ngày 14/2, quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust chỉ bán ra 0,4 tấn vàng, giảm lượng vàng nắm giữ của quỹ xuống còn 1.278,26 tấn.
Trước đà điều chỉnh của thế giới thì cuối giờ trưa nay, giá vàng trong nước cũng giảm khoảng 80.000 đồng/lượng so với cuối giờ chiều qua.
Giá vàng SJC Hà Nội tại thời điểm 11 giờ 30 được niêm yết từ 44,45-44,77 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra), còn giá vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu dao động từ 43,90-44,30 triệu đồng/lượng.
Chênh lệch giá mua/giá bán đã nới rộng lên trên 300 nghìn đồng/lượng, tăng trên 100.000 đồng/lượng so với hôm qua.
Trong khi đó, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng ngày 16/2 tiếp tục ở mức 20.828 VND/USD. Tỷ giá trần áp dụng cho các Ngân hàng thương mại là 21.036 đồng/USD.
Sau 3 ngày không đổi thì sáng nay, giá USD tại ngân hàng Vietcombank điều chỉnh giảm 10 đồng/USD và niêm yết là 20.810 - 20.870 đồng/USD, phía ngân hàng ACB cũng giảm 10 đồng xuống là 20,860 đồng (bán ra) và giá mua vào là 20.800 đồng/USD.
Có thể thấy, trong những phiên gần đây, giá vàng trong nước biến động khá sát với thị trường thế giới, nhưng do tỷ giá USD trong nước đi xuống đã kéo giãn khoảng cách chênh lệch lên trên 1,3 triệu đồng/lượng./.
Đức Duy (Vietnam+)