Ngày 25/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo về Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.”
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam; Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các nhà khoa học đến từ các Viện, trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo Hội thảo.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong gần 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chủ trương, giải pháp của Đảng đã được quán triệt, thể chế hóa, tổ chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn những tồn tại yếu kém. Chúng ta chưa tạo được thế chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng, đe dọa đến nhiều ngành, nhiều vùng, nhiều thành phố, cộng đồng dân cư.
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, kém hiệu quả nên suy thoái cạn kiệt. Môi trường bị ô nhiễm, nhiều nơi nghiêm trọng, chậm được cải thiện; đa dạng sinh học suy thoái, đe dọa mất cân bằng sinh thái trên diện rộng. Những tồn tại yếu kém này đang làm cho tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trở nên kém bền vững, đe dọa làm mất đi một số thành quả quan trọng đã đạt được trong thời gian qua.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, với việc đánh giá khách quan, khoa học, dựa trên thực tiễn, cập nhật các xu thế lớn của thời đại, có tham khảo kinh nghiệm của các nước, Đề án đã nhận định tình hình, kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, đồng thời đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chủ yếu chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Tại hội thảo, đại điện các bộ ngành, các tỉnh, thành ủy, cũng như các nhà khoa học đã tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến Đề án như chủ đề, tên đề án; nội dung về quan điểm, mục đích, mục tiêu cụ thể, cũng như các giải pháp thực hiện trước mắt và lâu dài; vai trò vị trí của các ngành, địa phương trong quá trình thực hiện triển khai Đề án...
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, theo chương làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên tài nguyên, môi trường” sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 (khóa XI) vào tháng 5 tới. Thời gian qua, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị Đề án này hết sức tích cực. Đề án cũng đã tính đến các hiện trạng, mặt thách thức của chúng ta trong thời gian tới cũng như xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khi hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững trong những năm tới.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, trong Đề án còn nhiều nội dung cũng chưa hoàn chỉnh, đầy đủ. Vì vậy, trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Cán sự Chính phủ và Ban Tuyên giáo Trung uơng cũng muốn lấy ý kiến các tỉnh, thành ủy, đóng góp cho các nhận xét, đánh giá cũng như nhận dạng các thách thức, các giải pháp để có giải pháp đầy đủ hơn, Đề án hoàn thiện hơn, trình Bộ Chính trị và Trung ương./.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam; Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các nhà khoa học đến từ các Viện, trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo Hội thảo.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong gần 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Chủ trương, giải pháp của Đảng đã được quán triệt, thể chế hóa, tổ chức thực hiện và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên môi trường vẫn còn những tồn tại yếu kém. Chúng ta chưa tạo được thế chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng, đe dọa đến nhiều ngành, nhiều vùng, nhiều thành phố, cộng đồng dân cư.
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, kém hiệu quả nên suy thoái cạn kiệt. Môi trường bị ô nhiễm, nhiều nơi nghiêm trọng, chậm được cải thiện; đa dạng sinh học suy thoái, đe dọa mất cân bằng sinh thái trên diện rộng. Những tồn tại yếu kém này đang làm cho tiến trình phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trở nên kém bền vững, đe dọa làm mất đi một số thành quả quan trọng đã đạt được trong thời gian qua.
Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, với việc đánh giá khách quan, khoa học, dựa trên thực tiễn, cập nhật các xu thế lớn của thời đại, có tham khảo kinh nghiệm của các nước, Đề án đã nhận định tình hình, kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân, đồng thời đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chủ yếu chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Tại hội thảo, đại điện các bộ ngành, các tỉnh, thành ủy, cũng như các nhà khoa học đã tham gia thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến Đề án như chủ đề, tên đề án; nội dung về quan điểm, mục đích, mục tiêu cụ thể, cũng như các giải pháp thực hiện trước mắt và lâu dài; vai trò vị trí của các ngành, địa phương trong quá trình thực hiện triển khai Đề án...
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, theo chương làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Đề án “Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên tài nguyên, môi trường” sẽ được trình Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 (khóa XI) vào tháng 5 tới. Thời gian qua, Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị Đề án này hết sức tích cực. Đề án cũng đã tính đến các hiện trạng, mặt thách thức của chúng ta trong thời gian tới cũng như xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khi hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững trong những năm tới.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, trong Đề án còn nhiều nội dung cũng chưa hoàn chỉnh, đầy đủ. Vì vậy, trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Cán sự Chính phủ và Ban Tuyên giáo Trung uơng cũng muốn lấy ý kiến các tỉnh, thành ủy, đóng góp cho các nhận xét, đánh giá cũng như nhận dạng các thách thức, các giải pháp để có giải pháp đầy đủ hơn, Đề án hoàn thiện hơn, trình Bộ Chính trị và Trung ương./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)