Vụ Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng) và Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội vừa họp bàn để tìm cách giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thủ đô.
Một trong những vấn đề cần giải quyết là tránh chồng chéo giữa các đồ án quy hoạch xây dựng khác nhau trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, về nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đô thị, hai bên thống nhất có thể sử dụng bản đồ hiện trạng để thể hiện các bản vẽ của nhiệm vụ quy hoạch. Việc lập quy hoạch vùng huyện sẽ căn cứ theo thực tế đặc thù của Hà Nội với các huyện ngoại thành có diện tích lớn thuộc phạm vi hành lang xanh bao gồm cả khu vực nông nghiệp, khu dân cư nông thôn như huyện Ba Vì, Sóc Sơn...
Bộ Xây dựng cho biết, có thể thống nhất triển khai lập quy hoạch chung xây dựng huyện theo tỷ lệ 1/10.000 trên nguyên tắc phù hợp, với định hướng phát triển không gian của thành phố đã được xác định tại đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; trong đó, phải chú trọng việc thống nhất, tránh chồng chéo với các quy hoạch phân khu đang triển khai. Đối với các khu vực phát triển đô thị nằm trong địa bàn huyện cần tổ chức lập quy hoạch phân khu để làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng. Cùng đó, tỷ lệ bản đồ quy hoạch chung các đô thị vệ tinh sẽ là 1/5.000-1/10.000, tùy theo quy mô.
Theo bà Trần Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống người dân cũng như đầu tư xây dựng đối với các xã trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Các quy hoạch này đồng thời phải phù hợp với quy hoạch xây dựng huyện và những quy hoạch chuyên ngành liên quan.
Như vậy, các xã khu vực nông thôn có một phần diện tích nằm trong khu vực phát triển đô thị thì quy hoạch xã nông thôn mới phải xác định rõ vùng dành cho phát triển đô thị theo định hướng của quy hoạch chung và làm rõ lộ trình thực hiện.
Với các xã nằm hoàn toàn trong khu vực phát triển đô thị thì có kế hoạch sử dụng đất, phân kỳ theo từng giai đoạn thực hiện, phù hợp với yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế, nhu cầu đầu tư... Những địa bàn nằm trong hành lang thoát lũ nếu chưa có kế hoạch di chuyển dân cư thì nội dung quy hoạch phải tính toán không tăng dân số, có giải pháp quản lý đất chặt chẽ, không bố trí công trình mới, cải tạo chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ dân sinh./.
Một trong những vấn đề cần giải quyết là tránh chồng chéo giữa các đồ án quy hoạch xây dựng khác nhau trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Theo đó, về nội dung hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch đô thị, hai bên thống nhất có thể sử dụng bản đồ hiện trạng để thể hiện các bản vẽ của nhiệm vụ quy hoạch. Việc lập quy hoạch vùng huyện sẽ căn cứ theo thực tế đặc thù của Hà Nội với các huyện ngoại thành có diện tích lớn thuộc phạm vi hành lang xanh bao gồm cả khu vực nông nghiệp, khu dân cư nông thôn như huyện Ba Vì, Sóc Sơn...
Bộ Xây dựng cho biết, có thể thống nhất triển khai lập quy hoạch chung xây dựng huyện theo tỷ lệ 1/10.000 trên nguyên tắc phù hợp, với định hướng phát triển không gian của thành phố đã được xác định tại đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội; trong đó, phải chú trọng việc thống nhất, tránh chồng chéo với các quy hoạch phân khu đang triển khai. Đối với các khu vực phát triển đô thị nằm trong địa bàn huyện cần tổ chức lập quy hoạch phân khu để làm cơ sở xác định các dự án đầu tư xây dựng. Cùng đó, tỷ lệ bản đồ quy hoạch chung các đô thị vệ tinh sẽ là 1/5.000-1/10.000, tùy theo quy mô.
Theo bà Trần Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kiến trúc quy hoạch, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống người dân cũng như đầu tư xây dựng đối với các xã trên địa bàn thành phố trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Các quy hoạch này đồng thời phải phù hợp với quy hoạch xây dựng huyện và những quy hoạch chuyên ngành liên quan.
Như vậy, các xã khu vực nông thôn có một phần diện tích nằm trong khu vực phát triển đô thị thì quy hoạch xã nông thôn mới phải xác định rõ vùng dành cho phát triển đô thị theo định hướng của quy hoạch chung và làm rõ lộ trình thực hiện.
Với các xã nằm hoàn toàn trong khu vực phát triển đô thị thì có kế hoạch sử dụng đất, phân kỳ theo từng giai đoạn thực hiện, phù hợp với yêu cầu sản xuất, phát triển kinh tế, nhu cầu đầu tư... Những địa bàn nằm trong hành lang thoát lũ nếu chưa có kế hoạch di chuyển dân cư thì nội dung quy hoạch phải tính toán không tăng dân số, có giải pháp quản lý đất chặt chẽ, không bố trí công trình mới, cải tạo chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ dân sinh./.
Thu Hằng (TTXVN)