Trước sự quan tâm đặc biệt của dư luận và cử tri, ngày 20/10, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về an toàn dự án Thủy điện Sông Tranh 2 và một số vấn đề liên quan.
Tại phiên giải trình, đại diện các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Viện Khoa học và Công nghệ cùng các nhà khoa học, chuyên môn đã làm rõ những vấn đề về chất lượng phương án chống thấm đập; báo cáo đánh giá tác động môi trường, hướng dẫn, điều chỉnh quy trình điều tiết, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; đánh giá tác động của động đất kích thích; kiến tạo địa chất tại khu vực Sông Tranh 2 đến an toàn đập Thủy điện sông Tranh 2.
Tuy ý kiến còn khác nhau, chưa thực sự thống nhất, đồng tình, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học và trong đội ngũ chuyên gia, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ tâm huyết, mong muốn đóng góp vì sự nghiệp chung, vì người dân và vì sự phát triển của đất nước. Tinh thần chung là coi việc giải quyết những vấn đề về an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2 là bài học cho những công trình khác tương tự trong tương lai.
Qua giải trình cho thấy, các cơ quan chức năng đã vào cuộc tích cực xử lý các hiện tượng xảy ra liên quan đến công trình, cùng với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của các bộ chuyên ngành, của EVN, đến nay, vấn đề nước chảy qua các khe nhiệt đã cơ bản được khắc phục. Tới thời điểm này, đập đang an toàn và sẽ an toàn ở mức tính toán đã đưa ra. Công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân trong khu vực cũng đã được triển khai kịp thời. Có thể khẳng định, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan đều đặt yêu cầu đảm bảo sự an toàn của nhân dân lên trên hết, coi đây là trách nhiệm cao nhất, trách nhiệm trước tiên, sau đó mới tính đến các việc khác.
Theo đại diện Bộ Công Thương, đối với 10 khe nhiệt có độ thấm lớn, sau khi xử lý, lưu lượng thấm chỉ còn 0,02l/s, giảm 99,9%, vượt yêu cầu đặt ra tại Phương án xử lý thấm. Với 20 khe nhiệt có độ thấm nhỏ, sau khi xử lý, lưu lượng thấm đo được là 0,015l/s. Riêng đối với thấm qua nền đập, lưu lượng thấm sau khi xử lý đã giảm 24%. Sau xử lý thấm, ở mức nước hồ 144 m, tổng lưu lượng thấm qua thân đập giảm 89,4% so với tổng lưu lượng thấm trước khi xử lý chống thấm, vượt yêu cầu đặt ra.
Phó Tổng Giám đốc EVN Trần Văn Được khẳng định rằng kết quả xử lý các khe nhiệt chứng minh đã “khám nghiệm đúng,” “bắt mạch” đúng, chữa đúng bệnh; hoàn toàn có thể yên tâm, đập không hề có vết nứt, vệt vôi.
Về mức độ an toàn đập, theo kết quả khảo sát và từ các số liệu quan trắc cho thấy đập vẫn làm việc ổn định. Chất lượng bêtông, chất lượng thi công đập đảm bảo yêu cầu thiết kế. Cho đến thời điểm hiện tại, đập chưa có biểu hiện bất thường nào ngoài hiện tượng thấm qua các khe nhiệt phải xử lý, kể cả đập đã trải qua các đợt chấn động do động đất trong những ngày đầu tháng Chín vừa qua.
Về vấn đề tích nước, Hội đồng nghiệm thu EVN đánh giá công tác xử lý giảm lưu lượng thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 là đạt yêu cầu thiết kế đã được duyệt và đủ điều kiện tích nước trở lại theo quy trình tích nước và vận hành hồ chứa đã được phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đồng tình với đề nghị của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá, quan trắc, đo đạc để có cơ sở xem xét, cân nhắc, đảm bảo an toàn cho công trình.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến, hiện nay dù đã tính toán đảm bảo an toàn, nhưng vẫn phải có dự phòng, để có thể chủ động ứng phó với tình huống xấu nhất khi xảy ra sự cố.
Đại biểu Võ Tuấn Nhân thuộc Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị phải dừng việc tích nước cho đến khi nào đảm bảo tuyệt đối an toàn; chủ đầu tư, cơ quan chủ quan khẳng định xử lý tốt thân đập, đã nghiên cứu đầy đủ về động đất và động đất kích thích... Có thể thấy, hiện hai vấn đề có tính chất quyết định đến an toàn của công trình và cũng là mối quan tâm hàng đầu của dư luận là chất lượng của đập và động đất.
Theo Viện vật lý địa cầu, các trận động đất vừa qua không gây ảnh hưởng gì tới đập. Diễn biến của động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 diễn ra là diễn biến bình thường như ở các khu vực thủy điện khác. Việc xuất hiện động đất kích thích do tích nước hồ chứa không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhà tư vấn COLENCO khi thẩm tra, đánh giá mức độ an toàn đập, đã tính kiểm tra ổn định đập ở trị số gia tốc tới 220cm/s2, tương ứng động đất mạnh 6 độ Richter và trong điều kiện mức nước dâng bình thường 175m. Kết quả cho thấy, đập vẫn trong giới hạn an toàn, kể cả trong trường hợp mức nước hạ lưu tăng lên hoặc có một trận động đất lớn hơn nhiều so với trận được giả định trong thiết kế. Hồ chứa nước có thể tích nước an toàn trong mùa lũ sắp tới.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn bày tỏ băn khoăn, lo lắng, chưa thật sự an tâm về tính an toàn của công trình, khả năng tác động của động đất đối với khu vực. Đại biểu Ngô Văn Minh của Quảng Nam bày tỏ rằng lòng dân vẫn chưa yên, luôn lo lắng; đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ để công bố khẳng định đập Thủy điện Sông Tranh 2 hoàn toàn an toàn để dân được yên lòng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện việc đánh giá thiệt hại, kiểm đếm nhà cửa, công trình công cộng bị hư, nứt để bồi thường, xây, sửa lại cho dân. Cùng đó, tiếp tục rà soát để kịp thời điều chỉnh bổ sung phương án “hậu tái định cư” khẩn trương, hiệu quả, khả thi hơn, với mục tiêu cao nhất là an dân và phải có trách nhiệm đến cùng với đồng bào.
Cho rằng các cơ quan hữu quan đã phối hợp làm tốt việc khắc phục tình huống trong giai đoạn cuối, song đại biểu Bùi Thị An của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh rằng đây là vấn đề cuộc sống, an toàn của hàng nghìn người dân trong khu vực, phải xác định rõ nguyên nhân quy trách nhiệm cụ thể; xem xét lại toàn bộ từ khâu tư vấn, thiết kế, giám sát thi công...
Giải đáp những khúc mắc của các đại biểu, đại diện các bộ, ngành khẳng định rằng việc theo dõi, đánh giá đã được tiến hành nghiêm túc, tất cả các số liệu báo cáo đều đáng tin cậy và sẵn sàng giải trình, giải đáp những băn khoăn, khúc mắc của các nhà khoa học và dư luận.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cho biết hiện nay đã hoàn thành xong một trạm quan trắc để theo dõi tình hình hoạt động động đất ở khu vực này. Bốn trạm còn lại đang triển khai, trong tháng 10 sẽ xong và đề nghị EVN sớm triển khai lắp đặt hai máy gia tốc.
Bộ đã giao Viện Khoa học và Công nghệ triển khai nghiên cứu nhằm phân vùng dự báo động đất và cảnh báo sóng thần; phân vùng dự báo chi tiết động đất cho các khu vực có nguy cơ cao và khu vực có nhiều công trình trọng điểm; xác định cơ chế hoạt động và xu thế phát triển của động đất kích thích khu vực các hồ thủy điện.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, điều cần hết sức lưu ý là hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc dự báo các hiện tượng là rất khó, kể cả các nước tiên tiến như Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, hiện tượng động đất kích thích xảy ra phức tạp với tần suất cao, cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến, nghiên cứu đánh giá chi tiết đặc điểm địa chấn kiến tạo khu vực, ảnh hưởng tới sự ổn định công trình thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực Bắc Trà My-Quảng Nam.
Bên cạnh đó, xác định rõ nguyên nhân, cơ chế hoạt động và xu thế phát triển của động đất kích thích khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trong quá trình thực hiện, Bộ sẽ cùng Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam mời rộng rãi các chuyên gia trao đổi thảo luận, thông tin rộng rãi.
Kết thúc phiên giải trình, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị các cơ quan hữu quan theo trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn thể dự án, làm rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình và để người dân trong khu vực yên tâm về tính mạng của mình, về sinh hoạt, sản xuất; tiếp thu nghiêm túc những ý kiến xác đáng của các chuyên gia, tiếp tục nghiên cứu, rút ra những bài học sâu sắc, không để xảy ra những sự cố tương tự./.
Tại phiên giải trình, đại diện các Bộ: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Viện Khoa học và Công nghệ cùng các nhà khoa học, chuyên môn đã làm rõ những vấn đề về chất lượng phương án chống thấm đập; báo cáo đánh giá tác động môi trường, hướng dẫn, điều chỉnh quy trình điều tiết, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa; đánh giá tác động của động đất kích thích; kiến tạo địa chất tại khu vực Sông Tranh 2 đến an toàn đập Thủy điện sông Tranh 2.
Tuy ý kiến còn khác nhau, chưa thực sự thống nhất, đồng tình, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học và trong đội ngũ chuyên gia, nhưng tất cả đều bắt nguồn từ tâm huyết, mong muốn đóng góp vì sự nghiệp chung, vì người dân và vì sự phát triển của đất nước. Tinh thần chung là coi việc giải quyết những vấn đề về an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2 là bài học cho những công trình khác tương tự trong tương lai.
Qua giải trình cho thấy, các cơ quan chức năng đã vào cuộc tích cực xử lý các hiện tượng xảy ra liên quan đến công trình, cùng với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
Theo báo cáo của các bộ chuyên ngành, của EVN, đến nay, vấn đề nước chảy qua các khe nhiệt đã cơ bản được khắc phục. Tới thời điểm này, đập đang an toàn và sẽ an toàn ở mức tính toán đã đưa ra. Công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân trong khu vực cũng đã được triển khai kịp thời. Có thể khẳng định, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan đều đặt yêu cầu đảm bảo sự an toàn của nhân dân lên trên hết, coi đây là trách nhiệm cao nhất, trách nhiệm trước tiên, sau đó mới tính đến các việc khác.
Theo đại diện Bộ Công Thương, đối với 10 khe nhiệt có độ thấm lớn, sau khi xử lý, lưu lượng thấm chỉ còn 0,02l/s, giảm 99,9%, vượt yêu cầu đặt ra tại Phương án xử lý thấm. Với 20 khe nhiệt có độ thấm nhỏ, sau khi xử lý, lưu lượng thấm đo được là 0,015l/s. Riêng đối với thấm qua nền đập, lưu lượng thấm sau khi xử lý đã giảm 24%. Sau xử lý thấm, ở mức nước hồ 144 m, tổng lưu lượng thấm qua thân đập giảm 89,4% so với tổng lưu lượng thấm trước khi xử lý chống thấm, vượt yêu cầu đặt ra.
Phó Tổng Giám đốc EVN Trần Văn Được khẳng định rằng kết quả xử lý các khe nhiệt chứng minh đã “khám nghiệm đúng,” “bắt mạch” đúng, chữa đúng bệnh; hoàn toàn có thể yên tâm, đập không hề có vết nứt, vệt vôi.
Về mức độ an toàn đập, theo kết quả khảo sát và từ các số liệu quan trắc cho thấy đập vẫn làm việc ổn định. Chất lượng bêtông, chất lượng thi công đập đảm bảo yêu cầu thiết kế. Cho đến thời điểm hiện tại, đập chưa có biểu hiện bất thường nào ngoài hiện tượng thấm qua các khe nhiệt phải xử lý, kể cả đập đã trải qua các đợt chấn động do động đất trong những ngày đầu tháng Chín vừa qua.
Về vấn đề tích nước, Hội đồng nghiệm thu EVN đánh giá công tác xử lý giảm lưu lượng thấm qua đập thủy điện Sông Tranh 2 là đạt yêu cầu thiết kế đã được duyệt và đủ điều kiện tích nước trở lại theo quy trình tích nước và vận hành hồ chứa đã được phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều đại biểu đồng tình với đề nghị của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, cần tiếp tục theo dõi, đánh giá, quan trắc, đo đạc để có cơ sở xem xét, cân nhắc, đảm bảo an toàn cho công trình.
Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến, hiện nay dù đã tính toán đảm bảo an toàn, nhưng vẫn phải có dự phòng, để có thể chủ động ứng phó với tình huống xấu nhất khi xảy ra sự cố.
Đại biểu Võ Tuấn Nhân thuộc Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị phải dừng việc tích nước cho đến khi nào đảm bảo tuyệt đối an toàn; chủ đầu tư, cơ quan chủ quan khẳng định xử lý tốt thân đập, đã nghiên cứu đầy đủ về động đất và động đất kích thích... Có thể thấy, hiện hai vấn đề có tính chất quyết định đến an toàn của công trình và cũng là mối quan tâm hàng đầu của dư luận là chất lượng của đập và động đất.
Theo Viện vật lý địa cầu, các trận động đất vừa qua không gây ảnh hưởng gì tới đập. Diễn biến của động đất ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 diễn ra là diễn biến bình thường như ở các khu vực thủy điện khác. Việc xuất hiện động đất kích thích do tích nước hồ chứa không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi trên thế giới.
Nhà tư vấn COLENCO khi thẩm tra, đánh giá mức độ an toàn đập, đã tính kiểm tra ổn định đập ở trị số gia tốc tới 220cm/s2, tương ứng động đất mạnh 6 độ Richter và trong điều kiện mức nước dâng bình thường 175m. Kết quả cho thấy, đập vẫn trong giới hạn an toàn, kể cả trong trường hợp mức nước hạ lưu tăng lên hoặc có một trận động đất lớn hơn nhiều so với trận được giả định trong thiết kế. Hồ chứa nước có thể tích nước an toàn trong mùa lũ sắp tới.
Mặc dù vậy, nhiều ý kiến vẫn bày tỏ băn khoăn, lo lắng, chưa thật sự an tâm về tính an toàn của công trình, khả năng tác động của động đất đối với khu vực. Đại biểu Ngô Văn Minh của Quảng Nam bày tỏ rằng lòng dân vẫn chưa yên, luôn lo lắng; đề nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu kỹ để công bố khẳng định đập Thủy điện Sông Tranh 2 hoàn toàn an toàn để dân được yên lòng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện việc đánh giá thiệt hại, kiểm đếm nhà cửa, công trình công cộng bị hư, nứt để bồi thường, xây, sửa lại cho dân. Cùng đó, tiếp tục rà soát để kịp thời điều chỉnh bổ sung phương án “hậu tái định cư” khẩn trương, hiệu quả, khả thi hơn, với mục tiêu cao nhất là an dân và phải có trách nhiệm đến cùng với đồng bào.
Cho rằng các cơ quan hữu quan đã phối hợp làm tốt việc khắc phục tình huống trong giai đoạn cuối, song đại biểu Bùi Thị An của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhấn mạnh rằng đây là vấn đề cuộc sống, an toàn của hàng nghìn người dân trong khu vực, phải xác định rõ nguyên nhân quy trách nhiệm cụ thể; xem xét lại toàn bộ từ khâu tư vấn, thiết kế, giám sát thi công...
Giải đáp những khúc mắc của các đại biểu, đại diện các bộ, ngành khẳng định rằng việc theo dõi, đánh giá đã được tiến hành nghiêm túc, tất cả các số liệu báo cáo đều đáng tin cậy và sẵn sàng giải trình, giải đáp những băn khoăn, khúc mắc của các nhà khoa học và dư luận.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến cho biết hiện nay đã hoàn thành xong một trạm quan trắc để theo dõi tình hình hoạt động động đất ở khu vực này. Bốn trạm còn lại đang triển khai, trong tháng 10 sẽ xong và đề nghị EVN sớm triển khai lắp đặt hai máy gia tốc.
Bộ đã giao Viện Khoa học và Công nghệ triển khai nghiên cứu nhằm phân vùng dự báo động đất và cảnh báo sóng thần; phân vùng dự báo chi tiết động đất cho các khu vực có nguy cơ cao và khu vực có nhiều công trình trọng điểm; xác định cơ chế hoạt động và xu thế phát triển của động đất kích thích khu vực các hồ thủy điện.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, điều cần hết sức lưu ý là hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, việc dự báo các hiện tượng là rất khó, kể cả các nước tiên tiến như Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam, hiện tượng động đất kích thích xảy ra phức tạp với tần suất cao, cần phải tiếp tục theo dõi diễn biến, nghiên cứu đánh giá chi tiết đặc điểm địa chấn kiến tạo khu vực, ảnh hưởng tới sự ổn định công trình thủy điện Sông Tranh 2 và khu vực Bắc Trà My-Quảng Nam.
Bên cạnh đó, xác định rõ nguyên nhân, cơ chế hoạt động và xu thế phát triển của động đất kích thích khu vực thủy điện Sông Tranh 2. Trong quá trình thực hiện, Bộ sẽ cùng Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam mời rộng rãi các chuyên gia trao đổi thảo luận, thông tin rộng rãi.
Kết thúc phiên giải trình, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị các cơ quan hữu quan theo trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn thể dự án, làm rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình và để người dân trong khu vực yên tâm về tính mạng của mình, về sinh hoạt, sản xuất; tiếp thu nghiêm túc những ý kiến xác đáng của các chuyên gia, tiếp tục nghiên cứu, rút ra những bài học sâu sắc, không để xảy ra những sự cố tương tự./.
Thanh Hòa (TTXVN)