Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về nông nghiệp.
Theo nghị định mới, kể từ ngày 15/12, việc khai báo kiểm dịch động vật trên cạn sẽ được thực hiện trước khi vận chuyển, lưu thông trong nước ít nhất 2 ngày, thay vì 5 ngày như hiện nay.
Trước khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong danh mục động vật, sản phẩm thuộc diện phải kiểm dịch, chủ hàng phải khai báo kiểm dịch và gửi 1 bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chủ hàng khai báo trước ít nhất 2 ngày làm việc (hiện nay là 5 ngày) nếu động vật đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định và còn miễn dịch; trước ít nhất từ 15-30 ngày làm việc nếu động vật chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hoặc không còn miễn dịch.
Bên cạnh đó, chủ hàng phải khai báo trước ít nhất 2 ngày làm việc (hiện nay là 3 ngày) nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; 7 ngày làm việc (hiện nay là 10 ngày) nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
Ngoài ra, thời gian khai báo khi xuất khẩu, nhập khẩu động vật thuộc diện phải kiểm dịch cũng được rút ngắn 2 ngày so với hiện nay. Chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có trong danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch và gửi 1 bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định đến cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc (quy định hiện nay là 7 ngày), kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm trả lời chủ hàng và hướng dẫn các yêu cầu về kiểm dịch, đồng thời gửi cho các cơ quan kiểm dịch động vật có liên quan để phối hợp thực hiện kiểm dịch./.
Theo nghị định mới, kể từ ngày 15/12, việc khai báo kiểm dịch động vật trên cạn sẽ được thực hiện trước khi vận chuyển, lưu thông trong nước ít nhất 2 ngày, thay vì 5 ngày như hiện nay.
Trước khi vận chuyển, lưu thông trong nước động vật, sản phẩm động vật có trong danh mục động vật, sản phẩm thuộc diện phải kiểm dịch, chủ hàng phải khai báo kiểm dịch và gửi 1 bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thú y quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chủ hàng khai báo trước ít nhất 2 ngày làm việc (hiện nay là 5 ngày) nếu động vật đã được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định và còn miễn dịch; trước ít nhất từ 15-30 ngày làm việc nếu động vật chưa được áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định hoặc không còn miễn dịch.
Bên cạnh đó, chủ hàng phải khai báo trước ít nhất 2 ngày làm việc (hiện nay là 3 ngày) nếu sản phẩm động vật đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y hoặc gửi qua đường bưu điện; 7 ngày làm việc (hiện nay là 10 ngày) nếu sản phẩm động vật chưa được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
Ngoài ra, thời gian khai báo khi xuất khẩu, nhập khẩu động vật thuộc diện phải kiểm dịch cũng được rút ngắn 2 ngày so với hiện nay. Chủ hàng có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật có trong danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch hoặc động vật, sản phẩm động vật lạ chưa có ở Việt Nam phải đăng ký kiểm dịch và gửi 1 bộ hồ sơ kiểm dịch theo quy định đến cơ quan kiểm dịch động vật có thẩm quyền theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc (quy định hiện nay là 7 ngày), kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm trả lời chủ hàng và hướng dẫn các yêu cầu về kiểm dịch, đồng thời gửi cho các cơ quan kiểm dịch động vật có liên quan để phối hợp thực hiện kiểm dịch./.
Thành Trung (TTXVN/Vietnam+)