Đầu tư nước ngoài sụt giảm, hàng loạt dự án lớn triển khai chậm, có những dự án lớn đã bị rút giấy phép, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cử nhiều đoàn công tác đến các tỉnh để rà soát lại các dự án này.
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vấn đề này.
- Thưa ông, hiện có một số dự án FDI lớn như Dự án Bãi biển Rồng (Mỹ) ở Quảng Nam lên tới 4,5 tỷ USD đã bị rút giấy chứng nhận đầu tư. Theo ông, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do khủng hoảng tài chính, một số nhà đầu tư gặp khó khăn do tập đoàn mẹ khó khăn nên họ khó có thể giữ được cam kết về tiến độ. Nhưng cũng có một số trường hợp nấn ná triển khai không phải vì họ thiếu vốn mà do năng lực kỹ thuật để triển khai dự án, có thể hiểu là do không chuyên nghiệp nên thấy khó khăn thì tìm đối tác khác huy động vốn hoặc chuyển nhượng...
Vấn đề của cơ quan quản lý là tìm hiểu lý do thật sự. Nhà đầu tư không có năng lực thì chúng ta có nhiều cách để giải quyết. Hiện nay, vấn đề tìm nguồn vốn không phải quá khó nếu dự án khả thi, hoặc giúp họ tìm đối tác khác, thậm chí rút giấy phép để trao dự án đó cho nhà đầu tư có năng lực hơn.
Theo thống kê hiện cả nước có 24 dự án có quy mô từ 1 tỷ USD trở lên. Trong số đó, hiện tượng dự án chậm triển khai, nguy cơ vốn ảo là có. Cục Đầu tư nước ngoài đang kiến nghị cần phải rà soát, sàng lọc lại các dự án này, qua đó chỉ giữ lại những nhà đầu tư thực sự có năng lực.
Như thế mới làm trong sạch và lành mạnh môi trường đầu tư, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang đặt vấn đề đi vào chất lượng đầu tư như hiện nay. Cũng phải nhìn nhận một thực tế ở nhiều nơi, gọi được nhà đầu tư lớn vào là đã có dấu hiệu tích cực, đánh thức tiềm năng của cả một vùng, miền.
Nhiều địa phương gọi được các dự án lớn thì khả năng thu hút đầu tư khá sáng sủa, vì thấy có nhà đầu tư trước, nhà đầu tư mới cũng muốn vào tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhưng nếu là vốn ảo, không có năng lực triển khai thì phải rút giấy phép. Hiện nay, tôi cho rằng có một số ý kiến cực đoan khi nói các địa phương thu hút FDI vì bệnh thành tích. Tôi lại thiên về quan điểm cho rằng, mỗi địa phương phải tự cứu mình và phải vì lợi ích chung của cả nước.
- Theo ông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các địa phương sẽ có hướng gì để xử tình trạng này trong thời gian tới?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cử nhiều đoàn công tác đến các tỉnh, thành tìm cách thúc đẩy giải ngân dòng vốn này.
Tiếc là thời gian gần đây những dự án càng lớn thì tốc độ giải ngân càng chậm. Thậm chí có những dự án lớn chưa hề triển khai đồng vốn nào. Một số địa phương cũng nhận thức được tình hình này và đang rà soát, tổng hợp số liệu các dự án cần quan tâm để xem những dự án này còn có thể triển khai hay cần biện pháp kiên quyết hơn như rút giấy phép.
Đây là một trong những công tác trọng tâm của xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này, khác với trước đây là chỉ tập trung xúc tiến làm sao để có càng nhiều dự án càng tốt. Đã đến lúc xem lại hiệu quả thực tế là gì. Xúc tiến bây giờ không chỉ là tìm dự án mới mà là chăm sóc nhà đầu tư, giúp họ triển khai dự án đúng tiến độ, đúng cam kết, đúng định hướng chúng ta đặt ra ban đầu.
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các Bộ ngành đang nghiên cứu, phân loại các dự án, những dự án nào có khó khăn do khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan thì cơ quan chức năng sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với những dự án mà do nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính, nếu như không thể đáp ứng được những yêu cầu thì chúng ta sẽ kiên quyết điều chỉnh để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm năng khác.
Hiện nay những dự án lớn gặp khó khăn đều gửi đơn đề nghị giãn tiến độ, tuy nhiên chúng ta phải thật sự tinh trong cách nhìn nhận. Họ có khó khăn thật và tích cực tìm kiếm nguồn vốn, khắc phục khó khăn hay chần chừ để tìm cách chuyển nhượng là vấn đề phải tìm hiểu kỹ. Chúng ta có thể tạo điều kiện để nhà đầu tư giãn ra nhưng không thể vô thời hạn được. Chấm dứt một dự án là việc cực chẳng đã và rất tốn kém.
Địa phương cũng mong muốn có nhà đầu tư khác tiếp nhận dự án tốt hơn là thanh lý, nhưng cũng không thể không có biện pháp kiên quyết. Nếu không thì mất cơ hội cho nhà đầu tư khác, cơ hội để địa phương phát triển, kể cả cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Vì tôi biết một số doanh nghiệp trong nước có khả năng thực hiện dự án lớn, trong khi những vị trí đẹp đã cấp cho nhà đầu tư nước ngoài, họ không còn cơ hội nữa là không công bằng.
- Sắp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành những danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, vậy thì trong danh mục đó mình sẽ chú trọng những lĩnh vực nào?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Trong Nghị quyết 13 của Chính phủ có giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành cùng các địa phương soạn thảo danh mục xúc tiến đầu tư quốc gia.
Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với cùng với các Bộ ngành, địa phương để rà soát tổng hợp nên danh mục này. Các dự án này tập trung vào rất nhiều lĩnh vực như là cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, nông lâm ngư nghiệp… mà nhu cầu nền kinh tế của Việt Nam đang rất cần./.
Xin cảm ơn ông!
Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về vấn đề này.
- Thưa ông, hiện có một số dự án FDI lớn như Dự án Bãi biển Rồng (Mỹ) ở Quảng Nam lên tới 4,5 tỷ USD đã bị rút giấy chứng nhận đầu tư. Theo ông, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do khủng hoảng tài chính, một số nhà đầu tư gặp khó khăn do tập đoàn mẹ khó khăn nên họ khó có thể giữ được cam kết về tiến độ. Nhưng cũng có một số trường hợp nấn ná triển khai không phải vì họ thiếu vốn mà do năng lực kỹ thuật để triển khai dự án, có thể hiểu là do không chuyên nghiệp nên thấy khó khăn thì tìm đối tác khác huy động vốn hoặc chuyển nhượng...
Vấn đề của cơ quan quản lý là tìm hiểu lý do thật sự. Nhà đầu tư không có năng lực thì chúng ta có nhiều cách để giải quyết. Hiện nay, vấn đề tìm nguồn vốn không phải quá khó nếu dự án khả thi, hoặc giúp họ tìm đối tác khác, thậm chí rút giấy phép để trao dự án đó cho nhà đầu tư có năng lực hơn.
Theo thống kê hiện cả nước có 24 dự án có quy mô từ 1 tỷ USD trở lên. Trong số đó, hiện tượng dự án chậm triển khai, nguy cơ vốn ảo là có. Cục Đầu tư nước ngoài đang kiến nghị cần phải rà soát, sàng lọc lại các dự án này, qua đó chỉ giữ lại những nhà đầu tư thực sự có năng lực.
Như thế mới làm trong sạch và lành mạnh môi trường đầu tư, nhất là trong giai đoạn chúng ta đang đặt vấn đề đi vào chất lượng đầu tư như hiện nay. Cũng phải nhìn nhận một thực tế ở nhiều nơi, gọi được nhà đầu tư lớn vào là đã có dấu hiệu tích cực, đánh thức tiềm năng của cả một vùng, miền.
Nhiều địa phương gọi được các dự án lớn thì khả năng thu hút đầu tư khá sáng sủa, vì thấy có nhà đầu tư trước, nhà đầu tư mới cũng muốn vào tìm kiếm cơ hội đầu tư. Nhưng nếu là vốn ảo, không có năng lực triển khai thì phải rút giấy phép. Hiện nay, tôi cho rằng có một số ý kiến cực đoan khi nói các địa phương thu hút FDI vì bệnh thành tích. Tôi lại thiên về quan điểm cho rằng, mỗi địa phương phải tự cứu mình và phải vì lợi ích chung của cả nước.
- Theo ông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như các địa phương sẽ có hướng gì để xử tình trạng này trong thời gian tới?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cử nhiều đoàn công tác đến các tỉnh, thành tìm cách thúc đẩy giải ngân dòng vốn này.
Tiếc là thời gian gần đây những dự án càng lớn thì tốc độ giải ngân càng chậm. Thậm chí có những dự án lớn chưa hề triển khai đồng vốn nào. Một số địa phương cũng nhận thức được tình hình này và đang rà soát, tổng hợp số liệu các dự án cần quan tâm để xem những dự án này còn có thể triển khai hay cần biện pháp kiên quyết hơn như rút giấy phép.
Đây là một trong những công tác trọng tâm của xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này, khác với trước đây là chỉ tập trung xúc tiến làm sao để có càng nhiều dự án càng tốt. Đã đến lúc xem lại hiệu quả thực tế là gì. Xúc tiến bây giờ không chỉ là tìm dự án mới mà là chăm sóc nhà đầu tư, giúp họ triển khai dự án đúng tiến độ, đúng cam kết, đúng định hướng chúng ta đặt ra ban đầu.
Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với các Bộ ngành đang nghiên cứu, phân loại các dự án, những dự án nào có khó khăn do khách quan hoặc do nguyên nhân chủ quan thì cơ quan chức năng sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Đối với những dự án mà do nhà đầu tư không đủ năng lực tài chính, nếu như không thể đáp ứng được những yêu cầu thì chúng ta sẽ kiên quyết điều chỉnh để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có tiềm năng khác.
Hiện nay những dự án lớn gặp khó khăn đều gửi đơn đề nghị giãn tiến độ, tuy nhiên chúng ta phải thật sự tinh trong cách nhìn nhận. Họ có khó khăn thật và tích cực tìm kiếm nguồn vốn, khắc phục khó khăn hay chần chừ để tìm cách chuyển nhượng là vấn đề phải tìm hiểu kỹ. Chúng ta có thể tạo điều kiện để nhà đầu tư giãn ra nhưng không thể vô thời hạn được. Chấm dứt một dự án là việc cực chẳng đã và rất tốn kém.
Địa phương cũng mong muốn có nhà đầu tư khác tiếp nhận dự án tốt hơn là thanh lý, nhưng cũng không thể không có biện pháp kiên quyết. Nếu không thì mất cơ hội cho nhà đầu tư khác, cơ hội để địa phương phát triển, kể cả cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Vì tôi biết một số doanh nghiệp trong nước có khả năng thực hiện dự án lớn, trong khi những vị trí đẹp đã cấp cho nhà đầu tư nước ngoài, họ không còn cơ hội nữa là không công bằng.
- Sắp tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ ban hành những danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, vậy thì trong danh mục đó mình sẽ chú trọng những lĩnh vực nào?
Ông Đỗ Nhất Hoàng: Trong Nghị quyết 13 của Chính phủ có giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành cùng các địa phương soạn thảo danh mục xúc tiến đầu tư quốc gia.
Chính vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với cùng với các Bộ ngành, địa phương để rà soát tổng hợp nên danh mục này. Các dự án này tập trung vào rất nhiều lĩnh vực như là cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, nông lâm ngư nghiệp… mà nhu cầu nền kinh tế của Việt Nam đang rất cần./.
Xin cảm ơn ông!
Minh Thúy (Vietnam+)