Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm cho rằng Hội đồng xét xử sơ thẩm đã đánh giá đúng người, đúng tội, xem xét các chứng cứ khách quan, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Tại phiên tòa phúc thẩm vụ gian lận điểm thi ở Hòa Bình, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân Cấp cao đã giảm án 1 năm tù giam cho hai bị cáo Khương Ngọc Chất và Đỗ Mạnh Tuấn.
Theo Hội đồng xét xử, hành vi phạm pháp của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, làm mất niềm tin, xúc phạm danh dự thầy cô giáo, mất công bằng cho thí sinh, gây bức xúc dư luận, cần xử lý nghiêm.
Bật khóc khi nói lời sau cùng trước tòa, bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn cho biết 2 năm qua, bị cáo luôn ân hận, day dứt về những sai phạm liên quan, nhất là việc bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đã đưa ra quan điểm luận tội và đề nghị hình phạt dành cho các bị cáo, với mức án cao nhất từ 23-25 năm tù.
Tại tòa, về danh sách Yến chuyển cho bị cáo Nga có ghi số điểm cần phải nâng, Yến cho rằng trong quá trình điều tra bị cáo bị cơ quan điều tra ép cung nên khai một số nội dung không chính xác.
Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga khẳng định trong quá trình chấm thi trắc nghiệm, nếu không có sự đồng ý của bị cáo Trần Xuân Yến với vai trò tổ trưởng tổ chấm thi trắc nghiệm thì không thể sửa bài thi.
Trong vụ án này, 8 bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ," 4 bị cáo bị truy tố về tội "Đưa hối lộ," ngoài ra, 3 bị cáo bị truy tố thêm về tội "nhận hối lộ."
Các tội danh bị truy tố trong vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La gồm có "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trọng thi hành công vụ," "Nhận hối lộ," "Đưa hối lộ."
Về 10 bài thi nhờ nâng điểm, bị cáo Khương Ngọc Chất khẳng định không có bất kỳ thí sinh, phụ huynh nào nhờ can thiệp nâng điểm và không có người thân nào thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018.
Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình giữ quyền công tố tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử xem xét mức hình phạt dành cho các bị cáo với mức án cao nhất từ 7-8 năm tù giam.
Ngày 13/5, Phiên tòa xét xử 15 bị cáo trong vụ gian lận điểm tại Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình bước sang ngày làm việc thứ 3.
Nhiều lời khai của giáo viên chấm thi thuộc các tổ chấm thi đều khẳng định chỉ được ký hoàn thiện bài thi chứ không được chấm thi theo đúng chức năng, quy chế quy định.
Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, lợi dụng mối quan hệ đồng nghiệp, quan hệ cá nhân để cấu kết, can thiệp nâng điểm cho các thí sinh tham gia Kỳ thi THPT quốc gia 2017 và 2018.
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang xem xét, thi hành kỷ luật hai cán bộ đã có sai phạm trong công tác quản lý và liên quan tới sai phạm trong Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại Hà Giang.
Trong 11 bị can, 8 bị can bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ"; Ba bị can bị đề nghị truy tố về tội "Đưa hối lộ."
Ông Phạm Văn Khuông, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang, phạm tội theo bản án hình sự sơ thẩm số 46/2019/HS-ST, ngày 25/10/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên án sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi xảy ra tại Hội đồng thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang.
Tại phiên làm việc sáng 25/10, căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, lời khai của bị cáo và người liên quan, Hội đồng xét xử nhận định đủ căn cứ tuyên phạt 5 bị cáo phạm 3 tội danh như truy tố.
Ngày 22/10, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Sơn La đã ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Xuân Yến, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La.