Thời gian qua, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhằm ngặn chặn tình trạng kinh doanh gia súc, gia cầm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc tại các địa bàn trọng điểm để đảm bảo an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chỉ đạo sát sao của Cục Quản lý Thị trường và các chi cục trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các chợ đầu mối và các cơ sở giết mổ thì cuộc chiến chống buôn lậu gia súc gia cầm xem ra còn khá nhiều gian nan.
Thống kê từ Cục Quản lý thị trường cho thấy mới đây, tại thôn Khòn Khoang, xã Bằng Khánh, tỉnh Lạng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Công an huyện Lộc Bình phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng lái 5 xe môtô đang trên đường vận chuyển 9.600 con gà con giống không có nguồn gốc xuất xứ. Đội Quản lý thị trường số 3 đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gà trên.
Cùng với đó, qua đợt kiểm tra vừa qua với thị trường Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện một số hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chẳng hạn như tại chợ Hải Bối, lực lượng chức năng đã phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 29M-0433 vận chuyển gia cầm vào chợ nhưng không phun thuốc sát trùng theo quy định.
Nghiêm trọng hơn tại chợ đầu mối phía Nam, qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 245kg gia cầm, 30kg thịt lợn và 40kg thạch đen không đóng dấu kiểm dịch, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tịch thu toàn bộ số hàng này, bàn giao cho ngành thú y xử lý theo đúng quy định.
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết tính đến thời điểm này, lực lượng chức năng Hà Nội đã kiểm tra và xử lý 710 vụ vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính 3,1 tỷ đồng, tịch thu tiêu hủy lượng hàng hóa trị giá gần 9 tỷ đồng. Hầu hết những trường hợp vi phạm chủ yếu trên sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm dịch cả ngày hôm trước và vận chuyển hàng hóa không đóng thùng, không đúng quy cách.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối quá yếu kém, như hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường cho các sạp hàng không đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt, các lực lượng chức năng tại các chợ còn quá mỏng, liên kết lỏng lẻo khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
Đáng chú ý là gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu qua địa bàn đều do các đối tượng buôn lậu thuê cư dân biên giới và một số lao động tự do từ các địa phương khác đến mang vác qua các đường mòn biên giới. Ngoài ra, gia cầm giống còn được vận chuyển nhỏ lẻ chủ yếu qua khu vực Chi Ma (huyện Lộc Bình), Nà Nưa (huyện Tràng Định) của tỉnh Lạng Sơn để phục vụ cho chăn nuôi của nhân dân địa phương. Hoạt động của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi khiến các lực lượng chức năng nhiều khi cũng bị qua mặt.
Sau khi được mang vác qua biên giới, các đối tượng dùng xe máy vận chuyển theo các đường đồi, đường vòng tránh về tập kết lên các xe ôtô tải loại 0,5 đến 1,25 tấn chờ sẵn trên địa bàn huyện Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn, rồi cho xe chạy với tốc độ cao nhằm trốn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng để đưa về tuyến sau tiêu thụ.
Trước tình trạng nhập lậu gia súc gia cầm ngày càng gia tăng, Cục Quản lý thị trường kiến nghị Bộ Công Thương cũng như các ngành chức năng nghiên cứu, quy hoạch, hỗ trợ phát triển sản xuất gia cầm giống và gia cầm thương phẩm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi và tiêu dùng tại thị trường nội địa, đồng thời cho phép các tổ chức, cá nhân có năng lực nhập khẩu gia cầm giống phục vụ sản xuất trong nước; đầu tư phương tiện, nhân lực cho các lực lượng chức năng nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; mở rộng, nâng cao công suất các lò tiêu hủy gia cầm...
Cục cũng đề nghị các huyện, thành phố nhất là các huyện biên giới quan tâm, chỉ đạo các phòng chức năng, Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp tuyên truyền, phổ biến, ký cam kết với người dân trên địa bàn không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu; nắm chắc tình hình về các hộ vận chuyển, chứa chấp để tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời.
Một giải pháp cũng được Cục Quản lý thị trường đề xuất với Chính phủ là cần xem xét có chính sách hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện để phát triển loại hình chăn nuôi gia cầm tại địa phương đồng thời tổ chức mua gom, tiêu thụ cho người chăn nuôi. Nếu thành công, người tiêu dùng sẽ được cung cấp nguồn thực phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cục Quản lý Thị trường dự kiến trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra ngăn chặn tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến./.
Tuy nhiên, bên cạnh việc chỉ đạo sát sao của Cục Quản lý Thị trường và các chi cục trong việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các chợ đầu mối và các cơ sở giết mổ thì cuộc chiến chống buôn lậu gia súc gia cầm xem ra còn khá nhiều gian nan.
Thống kê từ Cục Quản lý thị trường cho thấy mới đây, tại thôn Khòn Khoang, xã Bằng Khánh, tỉnh Lạng Sơn, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Công an huyện Lộc Bình phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng lái 5 xe môtô đang trên đường vận chuyển 9.600 con gà con giống không có nguồn gốc xuất xứ. Đội Quản lý thị trường số 3 đã lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính và phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gà trên.
Cùng với đó, qua đợt kiểm tra vừa qua với thị trường Hà Nội, lực lượng chức năng đã phát hiện một số hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chẳng hạn như tại chợ Hải Bối, lực lượng chức năng đã phát hiện xe ôtô biển kiểm soát 29M-0433 vận chuyển gia cầm vào chợ nhưng không phun thuốc sát trùng theo quy định.
Nghiêm trọng hơn tại chợ đầu mối phía Nam, qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện 245kg gia cầm, 30kg thịt lợn và 40kg thạch đen không đóng dấu kiểm dịch, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, tịch thu toàn bộ số hàng này, bàn giao cho ngành thú y xử lý theo đúng quy định.
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết tính đến thời điểm này, lực lượng chức năng Hà Nội đã kiểm tra và xử lý 710 vụ vi phạm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xử phạt hành chính 3,1 tỷ đồng, tịch thu tiêu hủy lượng hàng hóa trị giá gần 9 tỷ đồng. Hầu hết những trường hợp vi phạm chủ yếu trên sản phẩm không có giấy chứng nhận kiểm dịch cả ngày hôm trước và vận chuyển hàng hóa không đóng thùng, không đúng quy cách.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng của các chợ đầu mối quá yếu kém, như hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường cho các sạp hàng không đủ tiêu chuẩn. Đặc biệt, các lực lượng chức năng tại các chợ còn quá mỏng, liên kết lỏng lẻo khiến cho việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
Đáng chú ý là gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu qua địa bàn đều do các đối tượng buôn lậu thuê cư dân biên giới và một số lao động tự do từ các địa phương khác đến mang vác qua các đường mòn biên giới. Ngoài ra, gia cầm giống còn được vận chuyển nhỏ lẻ chủ yếu qua khu vực Chi Ma (huyện Lộc Bình), Nà Nưa (huyện Tràng Định) của tỉnh Lạng Sơn để phục vụ cho chăn nuôi của nhân dân địa phương. Hoạt động của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi khiến các lực lượng chức năng nhiều khi cũng bị qua mặt.
Sau khi được mang vác qua biên giới, các đối tượng dùng xe máy vận chuyển theo các đường đồi, đường vòng tránh về tập kết lên các xe ôtô tải loại 0,5 đến 1,25 tấn chờ sẵn trên địa bàn huyện Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn, rồi cho xe chạy với tốc độ cao nhằm trốn tránh sự kiểm tra của các cơ quan chức năng để đưa về tuyến sau tiêu thụ.
Trước tình trạng nhập lậu gia súc gia cầm ngày càng gia tăng, Cục Quản lý thị trường kiến nghị Bộ Công Thương cũng như các ngành chức năng nghiên cứu, quy hoạch, hỗ trợ phát triển sản xuất gia cầm giống và gia cầm thương phẩm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi và tiêu dùng tại thị trường nội địa, đồng thời cho phép các tổ chức, cá nhân có năng lực nhập khẩu gia cầm giống phục vụ sản xuất trong nước; đầu tư phương tiện, nhân lực cho các lực lượng chức năng nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường; mở rộng, nâng cao công suất các lò tiêu hủy gia cầm...
Cục cũng đề nghị các huyện, thành phố nhất là các huyện biên giới quan tâm, chỉ đạo các phòng chức năng, Ủy ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp tuyên truyền, phổ biến, ký cam kết với người dân trên địa bàn không tham gia, tiếp tay cho các đối tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu; nắm chắc tình hình về các hộ vận chuyển, chứa chấp để tổ chức kiểm tra, xử lý kịp thời.
Một giải pháp cũng được Cục Quản lý thị trường đề xuất với Chính phủ là cần xem xét có chính sách hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện để phát triển loại hình chăn nuôi gia cầm tại địa phương đồng thời tổ chức mua gom, tiêu thụ cho người chăn nuôi. Nếu thành công, người tiêu dùng sẽ được cung cấp nguồn thực phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cục Quản lý Thị trường dự kiến trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kiểm tra ngăn chặn tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến./.
Uyên Hương (TTXVN)