Hoàng Quý Phước, Dương Văn Thái hay Phan Thị Hà Thanh… đều là những vận động viên trẻ đã mang về kỳ tích vang dội cho đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 26 vừa qua. Song để có được nhiều những “viên ngọc sáng” đó là cả quá trình phát hiện, đào tạo và hệ thống chính sách lâu dài. Để phục vụ nguồn kế cận khi những vận động viên lão làng đang dần “xế bóng” quả là sự gian nan và thầm lặng.
Bài học thực tế từ SEA Games
SEA Games 26 là một chuỗi những bất ngờ với Đoàn Thể thao Việt Nam. Nhiều vận động viên kỳ cựu, được đặt hy vọng mang về thành tích cao đã không giành được kết quả như mong đợi.
Nguyễn Đình Cường đã có giải đấu không được như mong muốn nhưng chiến thuật “chim mồi ” của anh đã giúp cho đồng đội Dương Văn Thái băng về đích giành tấm huy chương vàng. Sự kết hợp ăn ý giữa một già một trẻ đã giúp cho điền kinh Việt Nam vươn lên. Ở tuổi 19, Dương Văn Thái được kỳ vọng là người sẽ thay thế Đình Cường trong tương lai. Những cái tên như Thanh Phúc, Huệ Hoa, Việt Anh… lần đầu tham gia đấu trường lớn nhưng đã mang về cho Việt Nam nhiều chiếc huy huy chương vàng quý giá.
“Nữ hoàng tốc độ Đông Nam Á” Vũ Thị Hương đã 3 lần liên tiếp làm chủ đường chạy 100m, 200m ở các kỳ SEA Games, nhưng tại Palembang - Indonesia, chị đã bị “phế ngôi” khi chỉ giành được tấm huy chương đồng chung cuộc.
Hay trường hợp Vũ Tiến Minh - hạt giống số 2 của giải, xếp hạng thứ 7 thế giới đã khiến người hâm mộ và huấn luyện viên đội tuyển cầu lông phải bàng hoàng trước thất bại cay đắng của anh trong trận tứ kết gặp tay vợt xếp hạng 44 thế giới người Singapore. “Tượng đài” Judo Văn Ngọc Tú cũng không thế viết tiếp kỷ lục trong sự nghiệp thi đấu của chính mình khi đã có 4 kỳ SEA Games thống trị ngôi đầu.
Qua SEA Games cũng đã phát hiện ra nhiều điểm sáng mới. Anh chàng “kình ngư” Hoàng Quý Phước đã xuất sắc giành 3 huy chương bơi lội (2 huy chương vàng và 1 huy chương đồng) ở tuổi 18. Điều này được coi là “kỳ tích,” bởi Việt Nam chưa từng giành được thành tích cao bộ môn này tại đấu trường khu vực. Đặc biệt, anh đã phá kỷ lục SEA Games (53’’82) lẫn kỷ lục Việt Nam (53’’56) ở nội dung 100m bướm nam. Hoàng Quý Phước đã chính thức mở ra lịch sử vàng cho môn bơi lội nước nhà.
Tuổi 20 không phải là thời kỳ phong độ nhất dành cho thể dục dụng cụ, song Phan Thị Hà Thanh đã bứt phá mang về 3 huy chương vàng, 1 huy chương đồng, xứng đáng là “cô gái vàng” của thể thao Việt Nam. Sau Đỗ Thị Ngân Thương, Hà Thanh là người thứ hai đoạt huy chương vàng trong lịch sử thi đấu toàn năng của thể thao Việt Nam.
Hay một cái tên đáng chú ý khác, Dương Văn Thái (19 tuổi) giành huy chương vàng cự ly 800 m nam, giúp tuyển điền kinh xếp vị trí thành tích thứ 2 toàn đoàn. Đồng thời với 1 phút 49 giây 42 anh đã phá kỷ lục quốc gia của Lê Văn Dương (1 phút 49 giây 81) tồn tại suốt từ năm 2004.
Và còn rất nhiều những gương mặt trẻ điển hình khác. Họ đã làm nên những kỳ tích cho đội tuyển Việt Nam. Ai sẽ tiếp bước Hoàng Quý Phước, Phan Thị Hà Thanh hay Dương Văn Thái để đưa thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tiến xa hơn trên đấu trường khu vực và thế giới? Trả lời cho bài toán đó là cả quá trình lâu dài và khổ luyện.
Khổ luyện “mài ngọc”
“Phát hiện, đào tạo lớp vận động viên trẻ kế cận là yêu cầu quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của bất kỳ một môn thể thao nào,” là nhận định của ông Hoàng Mạnh Cường, Tồng thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam, bởi lẽ năng lực của con người là có giới hạn, do đó thành tích đỉnh cao cũng không thể giữ vững mãi.
Và triết lý “tre già măng mọc” đã trở thành quy luật chung của thể thao, khi những vận động viên kỳ cựu không còn giữ được phong độ, cũng là lúc một đội ngũ kế cận vận động viên trẻ từng bước được tuyển chọn, rèn giũa và thử sức tại các đấu trường quốc gia và khu vực. Điều quan trọng là công tác chuẩn bị này phải tốt và chiến lược dài hơi.
Tuy vậy, để có được viên ngọc sáng cho thể thao không phải chuyện một sớm, một chiều. Ngay từ khâu chọn lọc vận động viên đã đòi hỏi yêu cầu rất kỹ lưỡng. Cũng theo ông Cường: “Điều quan trọng nhất của công tác tuyển chọn vận động viên là phải đúng và trúng. Khi đã chọn được vận động viên tài năng thì yêu cầu đặt ra tiếp đó là lựa chọn được nội dung phù hợp để vận động viên đó đạt thành tích cao.”
Qua các giải đấu trong nước như giải vô địch quốc gia, giải giành cho lứa tuổi... những năm qua các đội tuyển đã chọn được nhiều vận động viên trẻ có tố chất và năng lực đáp ứng nguồn cho lớp vận động viên đã quá tuổi thi đấu và phong độ giảm sút. Judo trẻ hiện có 15 vận động viên, có em chỉ mới 15 tuổi. Mỗi năm có khoảng 5 - 10 vận động viên trẻ được bổ sung vào đội tuyển Judo quốc gia và giành thành tích cao như vận động viên Đào Thị Nguyệt (huy chương bạc châu Á năm 2009 hạng 57kg).
“Ngọc” muốn sáng phải qua thử thách và hầu hết các vận động viên đều phải qua quá trình tập luyện lâu dài mới có được những tố chất cần và đủ đáp ứng yêu cầu của môn thể thao đó như Judo qua 3 - 4 năm, điền kinh 6 - 7 năm, thể dục dụng cụ khắc nghiệt hơn cần có hàng chục năm để có một Phan Thị Hà Thanh hay Đỗ Thị Ngân Thương của hôm nay.
Thầy Dương Minh Hoàng (huấn luyện viên tuyển Judo trẻ) cho biết: “Do đặc thù nên phải qua 3- 4 năm vận động viên mới hiểu sâu hơn về môn mình tập luyện. Không kiên trì, không yêu thích thể thao sẽ không thể theo được giáo án. Và cứ 6 tháng luyện tập sẽ có bài kiểm tra đánh giá thể lực, chuyên môn, kỹ thuật của các vận động viên trẻ. Nếu không đáp ứng được sẽ phải bổ túc thêm.”
Trên bước đường thành công của lớp vận động viên đi sau luôn có bóng dáng của những người đi trước. Cách làm của nhiều đội tuyển hiện nay là sắp xếp lịch tập của đội tuyển chính và đội trẻ cùng vào một khung giờ để hai bên học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
“Cô gái vàng” Phan Thị Hà Thanh chia sẻ: Trong từng giờ tập, em cũng cố gắng học theo những động tác khó của anh chị đi trước, và cả tinh thần thi đấu, nhất là của chị Ngân Thương, vì chị đã có kinh nghiệm thi đấu nhiều năm.”
Cũng theo ông Hoàng Minh Cường (Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam), trong thời gian tới cần phải có chính sách toàn diện hơn nữa phát triển “chất” và “lượng” vận động viên trẻ. Cụ thể như quan tâm tới việc học văn hóa của vận động viên, vì hiện nay nhiều gia đình không muốn con em mình theo thể thao.
Để theo đội tuyển tập trung tập luyện, đồng nghĩa với việc vận động viên bỏ dở chương trình học văn hóa ở trường. Điều này đặc biệt khó khăn với những vận động viên trong độ tuổi học phổ thông. Ngoài ra, cần phải mở rộng các giải thi đấu để vận động viên trẻ có điều kiện cọ xát và thể hiện năng lực của mình. Bởi hiện nay, có một thực tế là chỉ giải nào có thưởng lớn thì đội tuyển mới tham dự, ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định và đánh giá vận động viên.
Điều đáng mừng, qua SEA Games 26 chúng ta đã có trên 50% số huy chương vàng sẽ là những môn dự Olympic tới, trong đó có rất nhiều là vận động viên trẻ.
Với một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng và phát triển vận động viên trẻ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng ở một thế hệ sẽ mang về nhiều kỳ tích hơn nữa cho sự phát triển của thể thao Việt Nam, mà gần nhất là kỳ Olympic London 2012 sắp tới./.
Bài học thực tế từ SEA Games
SEA Games 26 là một chuỗi những bất ngờ với Đoàn Thể thao Việt Nam. Nhiều vận động viên kỳ cựu, được đặt hy vọng mang về thành tích cao đã không giành được kết quả như mong đợi.
Nguyễn Đình Cường đã có giải đấu không được như mong muốn nhưng chiến thuật “chim mồi ” của anh đã giúp cho đồng đội Dương Văn Thái băng về đích giành tấm huy chương vàng. Sự kết hợp ăn ý giữa một già một trẻ đã giúp cho điền kinh Việt Nam vươn lên. Ở tuổi 19, Dương Văn Thái được kỳ vọng là người sẽ thay thế Đình Cường trong tương lai. Những cái tên như Thanh Phúc, Huệ Hoa, Việt Anh… lần đầu tham gia đấu trường lớn nhưng đã mang về cho Việt Nam nhiều chiếc huy huy chương vàng quý giá.
“Nữ hoàng tốc độ Đông Nam Á” Vũ Thị Hương đã 3 lần liên tiếp làm chủ đường chạy 100m, 200m ở các kỳ SEA Games, nhưng tại Palembang - Indonesia, chị đã bị “phế ngôi” khi chỉ giành được tấm huy chương đồng chung cuộc.
Hay trường hợp Vũ Tiến Minh - hạt giống số 2 của giải, xếp hạng thứ 7 thế giới đã khiến người hâm mộ và huấn luyện viên đội tuyển cầu lông phải bàng hoàng trước thất bại cay đắng của anh trong trận tứ kết gặp tay vợt xếp hạng 44 thế giới người Singapore. “Tượng đài” Judo Văn Ngọc Tú cũng không thế viết tiếp kỷ lục trong sự nghiệp thi đấu của chính mình khi đã có 4 kỳ SEA Games thống trị ngôi đầu.
Qua SEA Games cũng đã phát hiện ra nhiều điểm sáng mới. Anh chàng “kình ngư” Hoàng Quý Phước đã xuất sắc giành 3 huy chương bơi lội (2 huy chương vàng và 1 huy chương đồng) ở tuổi 18. Điều này được coi là “kỳ tích,” bởi Việt Nam chưa từng giành được thành tích cao bộ môn này tại đấu trường khu vực. Đặc biệt, anh đã phá kỷ lục SEA Games (53’’82) lẫn kỷ lục Việt Nam (53’’56) ở nội dung 100m bướm nam. Hoàng Quý Phước đã chính thức mở ra lịch sử vàng cho môn bơi lội nước nhà.
Tuổi 20 không phải là thời kỳ phong độ nhất dành cho thể dục dụng cụ, song Phan Thị Hà Thanh đã bứt phá mang về 3 huy chương vàng, 1 huy chương đồng, xứng đáng là “cô gái vàng” của thể thao Việt Nam. Sau Đỗ Thị Ngân Thương, Hà Thanh là người thứ hai đoạt huy chương vàng trong lịch sử thi đấu toàn năng của thể thao Việt Nam.
Hay một cái tên đáng chú ý khác, Dương Văn Thái (19 tuổi) giành huy chương vàng cự ly 800 m nam, giúp tuyển điền kinh xếp vị trí thành tích thứ 2 toàn đoàn. Đồng thời với 1 phút 49 giây 42 anh đã phá kỷ lục quốc gia của Lê Văn Dương (1 phút 49 giây 81) tồn tại suốt từ năm 2004.
Và còn rất nhiều những gương mặt trẻ điển hình khác. Họ đã làm nên những kỳ tích cho đội tuyển Việt Nam. Ai sẽ tiếp bước Hoàng Quý Phước, Phan Thị Hà Thanh hay Dương Văn Thái để đưa thành tích của đoàn thể thao Việt Nam tiến xa hơn trên đấu trường khu vực và thế giới? Trả lời cho bài toán đó là cả quá trình lâu dài và khổ luyện.
Khổ luyện “mài ngọc”
“Phát hiện, đào tạo lớp vận động viên trẻ kế cận là yêu cầu quan trọng và quyết định đối với sự phát triển của bất kỳ một môn thể thao nào,” là nhận định của ông Hoàng Mạnh Cường, Tồng thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam, bởi lẽ năng lực của con người là có giới hạn, do đó thành tích đỉnh cao cũng không thể giữ vững mãi.
Và triết lý “tre già măng mọc” đã trở thành quy luật chung của thể thao, khi những vận động viên kỳ cựu không còn giữ được phong độ, cũng là lúc một đội ngũ kế cận vận động viên trẻ từng bước được tuyển chọn, rèn giũa và thử sức tại các đấu trường quốc gia và khu vực. Điều quan trọng là công tác chuẩn bị này phải tốt và chiến lược dài hơi.
Tuy vậy, để có được viên ngọc sáng cho thể thao không phải chuyện một sớm, một chiều. Ngay từ khâu chọn lọc vận động viên đã đòi hỏi yêu cầu rất kỹ lưỡng. Cũng theo ông Cường: “Điều quan trọng nhất của công tác tuyển chọn vận động viên là phải đúng và trúng. Khi đã chọn được vận động viên tài năng thì yêu cầu đặt ra tiếp đó là lựa chọn được nội dung phù hợp để vận động viên đó đạt thành tích cao.”
Qua các giải đấu trong nước như giải vô địch quốc gia, giải giành cho lứa tuổi... những năm qua các đội tuyển đã chọn được nhiều vận động viên trẻ có tố chất và năng lực đáp ứng nguồn cho lớp vận động viên đã quá tuổi thi đấu và phong độ giảm sút. Judo trẻ hiện có 15 vận động viên, có em chỉ mới 15 tuổi. Mỗi năm có khoảng 5 - 10 vận động viên trẻ được bổ sung vào đội tuyển Judo quốc gia và giành thành tích cao như vận động viên Đào Thị Nguyệt (huy chương bạc châu Á năm 2009 hạng 57kg).
“Ngọc” muốn sáng phải qua thử thách và hầu hết các vận động viên đều phải qua quá trình tập luyện lâu dài mới có được những tố chất cần và đủ đáp ứng yêu cầu của môn thể thao đó như Judo qua 3 - 4 năm, điền kinh 6 - 7 năm, thể dục dụng cụ khắc nghiệt hơn cần có hàng chục năm để có một Phan Thị Hà Thanh hay Đỗ Thị Ngân Thương của hôm nay.
Thầy Dương Minh Hoàng (huấn luyện viên tuyển Judo trẻ) cho biết: “Do đặc thù nên phải qua 3- 4 năm vận động viên mới hiểu sâu hơn về môn mình tập luyện. Không kiên trì, không yêu thích thể thao sẽ không thể theo được giáo án. Và cứ 6 tháng luyện tập sẽ có bài kiểm tra đánh giá thể lực, chuyên môn, kỹ thuật của các vận động viên trẻ. Nếu không đáp ứng được sẽ phải bổ túc thêm.”
Trên bước đường thành công của lớp vận động viên đi sau luôn có bóng dáng của những người đi trước. Cách làm của nhiều đội tuyển hiện nay là sắp xếp lịch tập của đội tuyển chính và đội trẻ cùng vào một khung giờ để hai bên học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau.
“Cô gái vàng” Phan Thị Hà Thanh chia sẻ: Trong từng giờ tập, em cũng cố gắng học theo những động tác khó của anh chị đi trước, và cả tinh thần thi đấu, nhất là của chị Ngân Thương, vì chị đã có kinh nghiệm thi đấu nhiều năm.”
Cũng theo ông Hoàng Minh Cường (Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam), trong thời gian tới cần phải có chính sách toàn diện hơn nữa phát triển “chất” và “lượng” vận động viên trẻ. Cụ thể như quan tâm tới việc học văn hóa của vận động viên, vì hiện nay nhiều gia đình không muốn con em mình theo thể thao.
Để theo đội tuyển tập trung tập luyện, đồng nghĩa với việc vận động viên bỏ dở chương trình học văn hóa ở trường. Điều này đặc biệt khó khăn với những vận động viên trong độ tuổi học phổ thông. Ngoài ra, cần phải mở rộng các giải thi đấu để vận động viên trẻ có điều kiện cọ xát và thể hiện năng lực của mình. Bởi hiện nay, có một thực tế là chỉ giải nào có thưởng lớn thì đội tuyển mới tham dự, ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định và đánh giá vận động viên.
Điều đáng mừng, qua SEA Games 26 chúng ta đã có trên 50% số huy chương vàng sẽ là những môn dự Olympic tới, trong đó có rất nhiều là vận động viên trẻ.
Với một hệ thống đào tạo, bồi dưỡng và phát triển vận động viên trẻ hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng ở một thế hệ sẽ mang về nhiều kỳ tích hơn nữa cho sự phát triển của thể thao Việt Nam, mà gần nhất là kỳ Olympic London 2012 sắp tới./.
Hoài Thảo Giáp Thương (Vietnam+)