Hiện nay, Hà Nội và nhiều thành phố của Việt Nam đang đối mặt với vấn đề ách tắc giao thông trong khi những giải pháp quy hoạch đưa ra áp dụng không đồng nhất đã và đang gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước và chi phí cơ hội của người dân.
Để giải quyết bài toán này, hội thảo quốc tế Chiến lược và giải pháp quy hoạch giao thông đô thị bền vững sẽ đưa ra những quy hoạch giao thông từ nay đến 2030, công nghệ giao thông, mô hình và kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực do Báo điện tử Vietnamplus phối hợp cùng Tạp chí Doanh nhân và Kênh truyền hình Fuji (Nhật Bản) tổ chức vào sáng nay (26/7), tại Hà Nội.
Các bài thảo luận tập trung thiết thực vào quy hoạch giao thông đô thị của Việt Nam trong 20 năm tới, làm thế nào để Việt Nam tiết kiệm tối đa nguồn lực trong quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho giao thông đô thị?
Ông Lý Huy Tuấn, Viện trưởng Viện Chiến lược Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ cao do dân số tăng nhanh đã gây áp lực lên hệ thống kết cấu hạ tầng mà bộc lộ rõ nhất chính là ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn.
“Kết cấu hạ tầng còn quá kém so với phát triển đô thị, quỹ đất dành cho giao thông thấp, mạng lưới giao thông phân bố không đều, thiếu đường kết nối giữa các trục chính, vận tải hành khách chưa đáp ứng được nhu cầu và tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân,” ông Tuấn cho biết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng đưa ra kinh nghiệm từ chính thực tiễn nước bạn cùng với các công nghệ mới trong quản lý giao thông đô thị cho phát triển bền vững như: Công nghệ cảm biến số để kiểm soát giao thông (Công ty NTT Data); Công nghệ đo lường vệ tinh (Công ty PASCO); giải pháp chống ùn tắc giao thông (Công ty Fujitsu), Công nghệ tín hiệu giao thông (Kyosan)…
Đưa ra ví dụ trong việc tiết kiệm chi phí đi lại, năng lượng và thời gian cho người tham gia giao thông, đại diện Công ty NTT Data cho rằng, người điều khiển phương tiện sẽ tránh được ùn tắc giao thông thông qua thiết bị cảm biến số.
“Công nghệ cảm biển số cho phép thu thập dữ liệu giao thông qua các camera quan sát, hệ thống tín hiệu điều khiển thông minh và hệ thống cảm biến bao gồm các thiết bị cảm biến, biển báo, thiết bị truyền nhận thông tin đặt tại các điểm có lưu lượng xe qua lại cao hoặc các tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Khi tuyến đường tắc nghẽn, các thiết bị cảm biến số sẽ gửi thông tin từ trung tâm điều hành về tình hình giao thông và sẽ hướng dẫn người dân lưu thông kịp thời tránh qua các điểm ùn tắc,” đại diện Công ty NTT Data tiết lộ.
Đại diện Công ty Fujitsu cũng đưa ra một giải pháp chống ùn tắc giao thông bằng cách đưa ra mô hình xã hội thông minh lấy con người làm trung tâm. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng được xây dựng xung quanh con người.
Để phát triển giao thông đô thị bền vững, ông Tuấn cho rằng, giao thông đô thị bền vững thì phải mở, động nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, liên kết các phương thức vận tải và phát triển vận tải đa phương thức.
Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định, quy hoạch giao thông cần phải đi trước một bước. Muốn vậy, các đô thị cần thiết xây dựng chiến lược trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm nội dung của chiến lược và chính sách phát triển giao thông phải gắn liền với chiến lược phát triển đô thị, kinh tế xã hội của đất nước./.
Để giải quyết bài toán này, hội thảo quốc tế Chiến lược và giải pháp quy hoạch giao thông đô thị bền vững sẽ đưa ra những quy hoạch giao thông từ nay đến 2030, công nghệ giao thông, mô hình và kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực do Báo điện tử Vietnamplus phối hợp cùng Tạp chí Doanh nhân và Kênh truyền hình Fuji (Nhật Bản) tổ chức vào sáng nay (26/7), tại Hà Nội.
Các bài thảo luận tập trung thiết thực vào quy hoạch giao thông đô thị của Việt Nam trong 20 năm tới, làm thế nào để Việt Nam tiết kiệm tối đa nguồn lực trong quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho giao thông đô thị?
Ông Lý Huy Tuấn, Viện trưởng Viện Chiến lược Giao thông Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam sẽ cao do dân số tăng nhanh đã gây áp lực lên hệ thống kết cấu hạ tầng mà bộc lộ rõ nhất chính là ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn.
“Kết cấu hạ tầng còn quá kém so với phát triển đô thị, quỹ đất dành cho giao thông thấp, mạng lưới giao thông phân bố không đều, thiếu đường kết nối giữa các trục chính, vận tải hành khách chưa đáp ứng được nhu cầu và tỷ lệ nghịch với sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân,” ông Tuấn cho biết.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng đưa ra kinh nghiệm từ chính thực tiễn nước bạn cùng với các công nghệ mới trong quản lý giao thông đô thị cho phát triển bền vững như: Công nghệ cảm biến số để kiểm soát giao thông (Công ty NTT Data); Công nghệ đo lường vệ tinh (Công ty PASCO); giải pháp chống ùn tắc giao thông (Công ty Fujitsu), Công nghệ tín hiệu giao thông (Kyosan)…
Đưa ra ví dụ trong việc tiết kiệm chi phí đi lại, năng lượng và thời gian cho người tham gia giao thông, đại diện Công ty NTT Data cho rằng, người điều khiển phương tiện sẽ tránh được ùn tắc giao thông thông qua thiết bị cảm biến số.
“Công nghệ cảm biển số cho phép thu thập dữ liệu giao thông qua các camera quan sát, hệ thống tín hiệu điều khiển thông minh và hệ thống cảm biến bao gồm các thiết bị cảm biến, biển báo, thiết bị truyền nhận thông tin đặt tại các điểm có lưu lượng xe qua lại cao hoặc các tuyến đường thường xuyên ùn tắc. Khi tuyến đường tắc nghẽn, các thiết bị cảm biến số sẽ gửi thông tin từ trung tâm điều hành về tình hình giao thông và sẽ hướng dẫn người dân lưu thông kịp thời tránh qua các điểm ùn tắc,” đại diện Công ty NTT Data tiết lộ.
Đại diện Công ty Fujitsu cũng đưa ra một giải pháp chống ùn tắc giao thông bằng cách đưa ra mô hình xã hội thông minh lấy con người làm trung tâm. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng được xây dựng xung quanh con người.
Để phát triển giao thông đô thị bền vững, ông Tuấn cho rằng, giao thông đô thị bền vững thì phải mở, động nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng hiện đại, đồng bộ, liên kết các phương thức vận tải và phát triển vận tải đa phương thức.
Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định, quy hoạch giao thông cần phải đi trước một bước. Muốn vậy, các đô thị cần thiết xây dựng chiến lược trong đó xác định rõ mục tiêu, quan điểm nội dung của chiến lược và chính sách phát triển giao thông phải gắn liền với chiến lược phát triển đô thị, kinh tế xã hội của đất nước./.
Đỗ Hùng (Vietnam+)