Sau hơn 30 năm khoan dò, các nhà khoa học Nga đã tiếp cận Hồ nước ngọt Phương Đông nằm dưới lớp băng dày gần 3.800 mét ở Nam Cực.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, các nhà khoa học Nga làm việc tại Trạm nghiên cứu khoa học Phương Đông ở Nam Cực đã đạt được thành tích trên vào ngày 5/2 sau khi khoan lớp băng ở độ sâu 3.768 mét. Hồ nước ngọt Phương Đông nằm dưới lớp băng dày gần 4.000 m ở Nam Cực được giới khoa học đánh giá là hệ sinh thái nước ngọt đặc sắc tồn tại độc lập hàng triệu năm so với môi trường và hệ sinh thái trên Trái Đất. Việc nghiên cứu hồ nước ngọt này đóng vai trò rất quan trọng để lập ra bản đồ thay đổi khí hậu tự nhiên trong hàng thế kỷ tới.
Giới chuyên gia đánh giá kết quả khoan dò thành công này rất quan trọng bởi tầng thấp nhất của hồ nước được hình thành từ 400.000 năm trước. Từ cấu tạo của lớp khí đốt tại đây sẽ giúp các nhà khoa học đánh giá về đặc điểm khí đốt của 400.000 năm trước đó, đồng thời cho phép nghiên cứu tiếp về quá trình biến đổi của hồ nước.
Các nhà khoa học Nga bắt đầu công việc khoan dò tại Trạm nghiên cứu khoa học Phương Đông ở Nam Cực từ những năm 70 của thế kỷ trước. Năm 1996, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp Anh, các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra hồ nước ngọt thuộc diện lớn nhất thế giới này. Năm 1998, công việc khoan dò được tạm ngừng sau khi các nhà khoa học xác định còn khoảng 130 mét băng nữa là có thể tiếp cận, và giới khoa học quốc tế đề nghị trước hết phải tìm ra công nghệ đặc biệt nhằm hạn chế tối thiểu sự ô nhiễm có thể gây ra khi tiếp cận hồ nước ngọt này.
Sau khi Học viện Địa chất St-Petersburg chế tạo thành công công nghệ này, các đoàn thám hiểm Nam Cực của Nga đã nối lại hoạt động từ năm 2005.
Từ ngày 2/1 vừa qua, đoàn thám hiểm thứ 57 chịu trách nhiệm khoan dò lớp băng trên Hồ nước Phương Đông đã bắt đầu công việc và hoàn thành sứ mệnh lịch sử này. Đoàn sẽ trở lại Nam Cực vào tháng 12 tới để tiếp tục khoan dò và nghiên cứu các lớp nước đóng băng vào các thời kỳ khác nhau ở phía trên cũng như trong lòng Hồ nước ngọt Phương Đông./.
Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, các nhà khoa học Nga làm việc tại Trạm nghiên cứu khoa học Phương Đông ở Nam Cực đã đạt được thành tích trên vào ngày 5/2 sau khi khoan lớp băng ở độ sâu 3.768 mét. Hồ nước ngọt Phương Đông nằm dưới lớp băng dày gần 4.000 m ở Nam Cực được giới khoa học đánh giá là hệ sinh thái nước ngọt đặc sắc tồn tại độc lập hàng triệu năm so với môi trường và hệ sinh thái trên Trái Đất. Việc nghiên cứu hồ nước ngọt này đóng vai trò rất quan trọng để lập ra bản đồ thay đổi khí hậu tự nhiên trong hàng thế kỷ tới.
Giới chuyên gia đánh giá kết quả khoan dò thành công này rất quan trọng bởi tầng thấp nhất của hồ nước được hình thành từ 400.000 năm trước. Từ cấu tạo của lớp khí đốt tại đây sẽ giúp các nhà khoa học đánh giá về đặc điểm khí đốt của 400.000 năm trước đó, đồng thời cho phép nghiên cứu tiếp về quá trình biến đổi của hồ nước.
Các nhà khoa học Nga bắt đầu công việc khoan dò tại Trạm nghiên cứu khoa học Phương Đông ở Nam Cực từ những năm 70 của thế kỷ trước. Năm 1996, với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp Anh, các nhà khoa học Nga đã phát hiện ra hồ nước ngọt thuộc diện lớn nhất thế giới này. Năm 1998, công việc khoan dò được tạm ngừng sau khi các nhà khoa học xác định còn khoảng 130 mét băng nữa là có thể tiếp cận, và giới khoa học quốc tế đề nghị trước hết phải tìm ra công nghệ đặc biệt nhằm hạn chế tối thiểu sự ô nhiễm có thể gây ra khi tiếp cận hồ nước ngọt này.
Sau khi Học viện Địa chất St-Petersburg chế tạo thành công công nghệ này, các đoàn thám hiểm Nam Cực của Nga đã nối lại hoạt động từ năm 2005.
Từ ngày 2/1 vừa qua, đoàn thám hiểm thứ 57 chịu trách nhiệm khoan dò lớp băng trên Hồ nước Phương Đông đã bắt đầu công việc và hoàn thành sứ mệnh lịch sử này. Đoàn sẽ trở lại Nam Cực vào tháng 12 tới để tiếp tục khoan dò và nghiên cứu các lớp nước đóng băng vào các thời kỳ khác nhau ở phía trên cũng như trong lòng Hồ nước ngọt Phương Đông./.
(TTXVN/Vietnam+)