Trong hai ngày 1-2/12, có 24 ngư dân Việt Nam bị mắc kẹt tại Thái Lan rời Bangkok bằng đường hàng không về quê nhà, nâng tổng số ngư dân Việt Nam được giúp đỡ làm các giấy tờ và thủ tục trở về gia đình từ đầu năm đến nay lên trên 400 người.
Ông Phạm Minh Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phụ trách về vấn đề bảo vệ công dân, cho biết phần lớn số ngư dân đó là người Cà Mau, Kiên Giang và một số tỉnh phía Nam. Sau khi bị bắt giữ vì đã đi vào hải phận của Thái Lan, họ bị tạm quản chế ở địa phương ít nhất 22 ngày (do không có đủ tiền nộp phạt) trước khi được chuyển đến Cục Di trú Thái Lan tại Bangkok.
Những ngày qua, cán bộ lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tích cực liên hệ với cơ quan hữu quan của Việt Nam và Thái Lan để cùng kiểm tra xác minh, giúp làm giấy thông hành cho họ, đồng thời thông báo với người thân của họ ở Việt Nam chuyển tiền sang để mua vé về nước.
Ông Phạm Minh Tuấn nói rằng số trường hợp tàu thuyền đánh cá Việt Nam đi vào vùng biển chồng lấn Việt Nam-Campuchia-Thái Lan có chiều hướng gia tăng từ năm 2010, chủ yếu do đời sống kinh tế và nhận thức của ngư dân còn hạn chế cộng với tâm lý lo ngại bị tàu bè nước ngoài quấy nhiễu khi đánh bắt ở gần quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Mức tiền phạt và thời gian bị phạt giam đối với các tài công (người điều khiển tàu thuyền) thường nặng hơn, với các chủ tàu thuyền cần phải nộp số tiền chuộc khá lớn mới có thể đưa phương tiện về Việt Nam.
Ông Tuấn nói: “Trước tình hình trên, chúng tôi đề với ở nhà nghị thực hiện nhiều phương án giải quyết, trong đó có việc tăng cường giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các ngư dân, nhất là các tài công vì họ biết rõ phương hướng hay vị trí tàu thuyền đang đánh bắt cá ở đâu và cần làm gì. Bước thứ hai là cần thúc đẩy việc đi đến ký kết hiệp định hợp tác về lao động giữa hai nước, việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân có thể đi làm theo hợp đồng đánh bắt cá thuê cho các chủ tàu Thái Lan. Đó là cách giúp cho ngư dân và người lao động Việt Nam có thêm điều kiện ra bên ngoài hành nghề.”
Theo thông tin trực tiếp của một số người còn kẹt lại ở Trung tâm tạm giam giữ thuộc Cục Di trú Thái Lan, hiện vẫn còn 36-37 ngư dân và người lao động Việt Nam đang bị quản thúc ở trung tâm. Trong số họ có ít nhất hai lao động nữ cùng với một số người khác hiện đang chờ làm giấy thông hành hay những thủ tục liên quan khác do cần phải xác minh thêm vì chưa liên lạc được với người thân của họ ở trong nước, hoặc gia đình chưa kịp gửi tiền sang để mua vé về nước.
Đối với các trường hợp gặp khó khăn, có thể nhờ sự hỗ trợ của các quỹ từ thiện hay xin ứng tiền trước từ quỹ bảo hộ công dân Việt Nam để mua vé cho họ về quê hương, nếu người thân của họ ở trong nước cam kết hoàn trả lại số tiền đó. /.
Ông Phạm Minh Tuấn, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phụ trách về vấn đề bảo vệ công dân, cho biết phần lớn số ngư dân đó là người Cà Mau, Kiên Giang và một số tỉnh phía Nam. Sau khi bị bắt giữ vì đã đi vào hải phận của Thái Lan, họ bị tạm quản chế ở địa phương ít nhất 22 ngày (do không có đủ tiền nộp phạt) trước khi được chuyển đến Cục Di trú Thái Lan tại Bangkok.
Những ngày qua, cán bộ lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tích cực liên hệ với cơ quan hữu quan của Việt Nam và Thái Lan để cùng kiểm tra xác minh, giúp làm giấy thông hành cho họ, đồng thời thông báo với người thân của họ ở Việt Nam chuyển tiền sang để mua vé về nước.
Ông Phạm Minh Tuấn nói rằng số trường hợp tàu thuyền đánh cá Việt Nam đi vào vùng biển chồng lấn Việt Nam-Campuchia-Thái Lan có chiều hướng gia tăng từ năm 2010, chủ yếu do đời sống kinh tế và nhận thức của ngư dân còn hạn chế cộng với tâm lý lo ngại bị tàu bè nước ngoài quấy nhiễu khi đánh bắt ở gần quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Mức tiền phạt và thời gian bị phạt giam đối với các tài công (người điều khiển tàu thuyền) thường nặng hơn, với các chủ tàu thuyền cần phải nộp số tiền chuộc khá lớn mới có thể đưa phương tiện về Việt Nam.
Ông Tuấn nói: “Trước tình hình trên, chúng tôi đề với ở nhà nghị thực hiện nhiều phương án giải quyết, trong đó có việc tăng cường giáo dục để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho các ngư dân, nhất là các tài công vì họ biết rõ phương hướng hay vị trí tàu thuyền đang đánh bắt cá ở đâu và cần làm gì. Bước thứ hai là cần thúc đẩy việc đi đến ký kết hiệp định hợp tác về lao động giữa hai nước, việc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân có thể đi làm theo hợp đồng đánh bắt cá thuê cho các chủ tàu Thái Lan. Đó là cách giúp cho ngư dân và người lao động Việt Nam có thêm điều kiện ra bên ngoài hành nghề.”
Theo thông tin trực tiếp của một số người còn kẹt lại ở Trung tâm tạm giam giữ thuộc Cục Di trú Thái Lan, hiện vẫn còn 36-37 ngư dân và người lao động Việt Nam đang bị quản thúc ở trung tâm. Trong số họ có ít nhất hai lao động nữ cùng với một số người khác hiện đang chờ làm giấy thông hành hay những thủ tục liên quan khác do cần phải xác minh thêm vì chưa liên lạc được với người thân của họ ở trong nước, hoặc gia đình chưa kịp gửi tiền sang để mua vé về nước.
Đối với các trường hợp gặp khó khăn, có thể nhờ sự hỗ trợ của các quỹ từ thiện hay xin ứng tiền trước từ quỹ bảo hộ công dân Việt Nam để mua vé cho họ về quê hương, nếu người thân của họ ở trong nước cam kết hoàn trả lại số tiền đó. /.
Ngọc Tiến/Bangkok (Vietnam+)