Ngoài những khó khăn về vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, làng nghề của Việt Nam còn phải đối mặt với việc thiếu thông tin thị trường, mẫu mã và khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá chưa cao.
Việc quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu còn yếu, ở một số nơi việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sản phẩm làng nghề chưa được coi trọng.
Theo ông Tôn Gia Hóa, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, những hạn chế của các sản phẩm làng nghề đã thể hiện khá rõ. Đó là sự nghèo nàn của hệ thống mẫu mã, thậm chí phổ biến hiện tượng sao chép, chắp vá, làm xấu đi hình ảnh chung của các sản phẩm.
Bên cạnh đó là hệ thống tiêu thụ bất cập làm mất đi nhiều cơ hội tiếp cận của sản phẩm làng nghề với nhiều đối tượng khách hàng. Hay khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cũng luôn là một nguyên nhân cản trở sản phẩm làng nghề Việt Nam tiếp cận với những thị trường nổi tiếng trên thế giới.
Có thể nhận thấy, vấn đề mẫu mã và đầu ra cho sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ là một mấu chốt cơ bản để duy trì và phát triển làng nghề. Nhưng để giải quyết vấn đề này thì không hề đơn giản vì ước tính trên 90% thợ thủ công không được học qua sơ cấp mỹ thuật hay trường lớp đào tạo nghề chuyên nghiệp mà gần như truyền nghề theo cách “cha truyền con nối.” Như vậy, người thợ sẽ bị hạn chế về tay nghề cũng như sự hiểu biết về cái đẹp và đương nhiên là không có khả năng sáng tạo trong lao động.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Dức, Làng nghề mộc La Xuyên (Nam Định), các cơ quan chức năng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nên tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cũng như tổ chức các lớp nâng cao nghề tại các làng nghề. Có như vậy thì mới nâng cao năng lực tay nghề cho thợ và đồng thời tạo ra được nhiều mẫu mã mới cũng như làm được các sản phẩm có đủ yếu tố mỹ thuật, đáp ứng yêu cầu khách hàng trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, do chạy theo kinh tế thị trường, cùng với tâm lý “ăn xổi,” một số hộ sản xuất, kinh doanh ở làng nghề đã không chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc làm nghề, tạo ra các sản phẩm giá rẻ.
Câu chuyện tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội), nổi tiếng với hàng nghìn năm chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa là một ví dụ. Một số hộ sản xuất, kinh doanh ở Vạn Phúc đã làm hàng pha tơ bóng, sợi lanh nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Để bảo tồn, phát huy được thương hiệu lụa Vạn Phúc, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc đã tạo điều kiện hỗ trợ cho một số gia đình làm hàng 100% tơ tằm. Theo đó, phường đã phối hợp cùng ngành du lịch công nhận các cửa hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, từng bước loại các mặt hàng không phải là tơ tằm ra khỏi các cửa hàng dịch vụ ở Vạn Phúc. Đây là hướng đi đúng để bảo tồn, phát huy được thương hiệu lụa Vạn Phúc.
Để thúc đẩy kênh phân phối trong nước, trong thời gian gần đây, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã tích cực liên kết, phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ ngành, nhiều tỉnh thành cả nước để có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển thủ công mỹ nghệ, làng nghề qua các cuộc triển lãm, hội chợ, festival, giao lưu quốc tế, liên hoan văn hóa nghệ thuật vùng miền.
Bên cạnh việc đẩy mạnh bán hàng trong nước, qua các kênh tiếp thị, tiếp cận thị trường, nhiều doanh nghiệp đã tự đầu tư, tìm hiểu “bơi” ra biển lớn. Với dự án hỗ trợ các làng nghề và doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu sản phẩm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều nghệ nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề kỳ vọng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ có có hội tiến vào sâu hơn các thị trường trọng điểm Mỹ, Nhật Bản, EU...
Theo ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học doanh nghiệp, các làng nghề sẽ được quảng bá trên bản đồ chỉ dẫn địa lý, tức là bảo vệ các thương hiệu của làng nghề. Dù các sản phẩm có thể là thô, nhưng giá trị của sản phẩm nằm ở cái tên, thương hiệu nên cần phải bảo vệ thương hiệu đó trước. Khi các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này là kinh doanh các sản phẩm của các làng nghề đã được thừa nhận chứ không phải tạo ra thương hiệu mới. Đây cũng là cách để bảo vệ các làng nghề có từ hàng trăm năm nay.
Hàng thủ công mỹ nghệ của các sản phẩm nghề Việt Nam hiện đã có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời đã trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng với mức độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Năm 2012, hàng thủ công đã đạt được con số 1,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, các làng nghề còn tạo việc thường xuyên cho trên 11 triệu lao động. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của làng vào các nghề thủ công, đem lại giá trị sản xuất tiểu thủ công vượt trội so với nông nghiệp./.
Việc quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu còn yếu, ở một số nơi việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong sản phẩm làng nghề chưa được coi trọng.
Theo ông Tôn Gia Hóa, Phó chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, những hạn chế của các sản phẩm làng nghề đã thể hiện khá rõ. Đó là sự nghèo nàn của hệ thống mẫu mã, thậm chí phổ biến hiện tượng sao chép, chắp vá, làm xấu đi hình ảnh chung của các sản phẩm.
Bên cạnh đó là hệ thống tiêu thụ bất cập làm mất đi nhiều cơ hội tiếp cận của sản phẩm làng nghề với nhiều đối tượng khách hàng. Hay khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn cũng luôn là một nguyên nhân cản trở sản phẩm làng nghề Việt Nam tiếp cận với những thị trường nổi tiếng trên thế giới.
Có thể nhận thấy, vấn đề mẫu mã và đầu ra cho sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ là một mấu chốt cơ bản để duy trì và phát triển làng nghề. Nhưng để giải quyết vấn đề này thì không hề đơn giản vì ước tính trên 90% thợ thủ công không được học qua sơ cấp mỹ thuật hay trường lớp đào tạo nghề chuyên nghiệp mà gần như truyền nghề theo cách “cha truyền con nối.” Như vậy, người thợ sẽ bị hạn chế về tay nghề cũng như sự hiểu biết về cái đẹp và đương nhiên là không có khả năng sáng tạo trong lao động.
Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Dức, Làng nghề mộc La Xuyên (Nam Định), các cơ quan chức năng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nên tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí cũng như tổ chức các lớp nâng cao nghề tại các làng nghề. Có như vậy thì mới nâng cao năng lực tay nghề cho thợ và đồng thời tạo ra được nhiều mẫu mã mới cũng như làm được các sản phẩm có đủ yếu tố mỹ thuật, đáp ứng yêu cầu khách hàng trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, do chạy theo kinh tế thị trường, cùng với tâm lý “ăn xổi,” một số hộ sản xuất, kinh doanh ở làng nghề đã không chấp hành nghiêm chỉnh quy tắc làm nghề, tạo ra các sản phẩm giá rẻ.
Câu chuyện tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông (Hà Nội), nổi tiếng với hàng nghìn năm chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa là một ví dụ. Một số hộ sản xuất, kinh doanh ở Vạn Phúc đã làm hàng pha tơ bóng, sợi lanh nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Để bảo tồn, phát huy được thương hiệu lụa Vạn Phúc, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc đã tạo điều kiện hỗ trợ cho một số gia đình làm hàng 100% tơ tằm. Theo đó, phường đã phối hợp cùng ngành du lịch công nhận các cửa hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch, từng bước loại các mặt hàng không phải là tơ tằm ra khỏi các cửa hàng dịch vụ ở Vạn Phúc. Đây là hướng đi đúng để bảo tồn, phát huy được thương hiệu lụa Vạn Phúc.
Để thúc đẩy kênh phân phối trong nước, trong thời gian gần đây, Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã tích cực liên kết, phối hợp với các cơ quan chức năng của các bộ ngành, nhiều tỉnh thành cả nước để có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển thủ công mỹ nghệ, làng nghề qua các cuộc triển lãm, hội chợ, festival, giao lưu quốc tế, liên hoan văn hóa nghệ thuật vùng miền.
Bên cạnh việc đẩy mạnh bán hàng trong nước, qua các kênh tiếp thị, tiếp cận thị trường, nhiều doanh nghiệp đã tự đầu tư, tìm hiểu “bơi” ra biển lớn. Với dự án hỗ trợ các làng nghề và doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng thương mại điện tử, đẩy mạnh bán hàng và xuất khẩu sản phẩm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều nghệ nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp làng nghề kỳ vọng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sẽ có có hội tiến vào sâu hơn các thị trường trọng điểm Mỹ, Nhật Bản, EU...
Theo ông Lê Văn Lợi, Viện trưởng Viện Tin học doanh nghiệp, các làng nghề sẽ được quảng bá trên bản đồ chỉ dẫn địa lý, tức là bảo vệ các thương hiệu của làng nghề. Dù các sản phẩm có thể là thô, nhưng giá trị của sản phẩm nằm ở cái tên, thương hiệu nên cần phải bảo vệ thương hiệu đó trước. Khi các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này là kinh doanh các sản phẩm của các làng nghề đã được thừa nhận chứ không phải tạo ra thương hiệu mới. Đây cũng là cách để bảo vệ các làng nghề có từ hàng trăm năm nay.
Hàng thủ công mỹ nghệ của các sản phẩm nghề Việt Nam hiện đã có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời đã trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng với mức độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm. Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao thể hiện những sắc thái riêng của mỗi làng nghề.
Năm 2012, hàng thủ công đã đạt được con số 1,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, các làng nghề còn tạo việc thường xuyên cho trên 11 triệu lao động. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của làng vào các nghề thủ công, đem lại giá trị sản xuất tiểu thủ công vượt trội so với nông nghiệp./.
Bích Hồng (TTXVN)