Trong năm nay, Bộ Giao thông Vận tải khởi công khoảng 40 dự án, cùng với đó là hàng loạt các công trình khác, trong đó có nhiều tuyến đường cao tốc đang triển khai. Do vậy, việc giải quyết ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng và vốn là những vấn đề đặc biệt quan trọng để đảm bảo tiến độ các dự án.
Chậm bàn giao mặt bằng: Phạt
Có thể nói giải phóng mặt bằng là một trong những nút thắt khó gỡ nhất và thực sự là điểm yếu trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trong suốt những năm vừa qua. Hầu như không có dự án nào, kể cả khởi công mới hay những dự án đã triển khai thi công trong thời gian dài, khó tránh khỏi nỗi lo thường trực về giải phóng mặt bằng.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tiến độ của các dự án gần như phụ thuộc chủ yếu vào việc bàn giao mặt bằng của các địa phương. Địa phương bàn giao đúng thời hạn thì công trình trôi chảy, còn việc làm này chậm trễ thì dự án cũng phải kéo dài theo.
Chính vì vậy, để các dự án giao thông trong năm nay có thể triển khai xuôi chèo, mát mái, các cơ quan chức năng phải tập trung dồn sức, dồn lực "gỡ" nút thắt cơ bản này.
Theo nhiều chuyên gia, trước hết, để hạn chế vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, phải xác định và quy trách nhiệm cụ thể, chặt chẽ cho các bên liên quan, từ Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương đến các nhà thầu thi công.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần và giao cho địa phương tổ chức thực hiện đã dẫn đến việc mỗi nơi triển khai mỗi khác. Trong khi đó, những quy định rằng buộc về trách nhiệm khi dự án chậm bàn giao mặt bằng chưa rõ ràng nên chưa tạo được động lực cho các đơn vị triển khai.
Thực tế, trong suốt những năm vừa qua, gần như chưa có đơn vị hay cá nhân nào bị xử phạt do chậm bàn giao mặt bằng, cho dù hầu hết các dự án giao thông đều bị “lụt” tiến độ do nguyên nhân trực tiếp là không có mặt bằng để thi công.
Một vấn đề khác liên quan đến Nghị định 69/2009/NĐ-CP, dù đã có một số thay đổi tích cực về các quy trình thủ tục ở các khâu từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư,... nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vấn đề nan giải.
Giá đền bù theo cơ chế mới này tăng cao so với trước nảy sinh tình trạng các trường hợp bàn giao mặt bằng sớm thì nhận mức giá đền bù thấp, còn hộ nào chây ì, cố tình không bàn giao mặt bằng thì lại được nhận mức giá cao hơn nhiều! Điều này dẫn tới nhiều dự án đã khó giải phóng mặt bằng nay lại càng khó khăn hơn.
Tranh thủ mọi nguồn vốn
Với con số giải ngân nguồn vốn lên đến 35.000 tỷ đồng, năm 2009, được coi là năm kỷ lục về giải ngân trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, bước vào năm nay, nhu cầu vốn cho lĩnh vực đầu tư các dự án giao thông rất lớn nên công tác thu xếp vốn cũng là bài toán hết sức nan giải.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm nay, dự kiến sẽ khởi công khoảng 40 dự án, trong đó có rất nhiều dự án quan trọng, số vốn đầu tư lớn như đường vành đai 3 Hà Nội (giai đoạn 2), Quốc lộ 25, một số gói thầu của đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên cùng với đó là hàng loạt các dự án lớn đã động thổ năm 2009 và năm nay sẽ vào giai đoạn thi công quyết liệt như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, cảng quốc tế Vân Phong nên nhu cầu vốn sẽ rất lớn.
Dự kiến, nhu cầu giải ngân cả năm nay của ngành giao thông vận tải sẽ tăng từ 20-30% so với năm trước, có nghĩa là cần tới khoảng 42.000-45.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, việc huy động đủ vốn trong năm nay là một thách thức không nhỏ bởi khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sắp tới đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phải báo cáo Chính phủ để đảm bảo vốn đối ứng khoảng 4.000 tỷ đồng cho các dự án. Hơn nữa, hiện nay, vốn trái phiếu Chính phủ cho ngành chỉ còn khoảng 10.000 tỷ đồng, trong khi nhu cầu của ngành lên tới 18.000 tỷ đồng.
Vốn BOT cũng trong tình cảnh tương tự, năm trước thực hiện 10.000 tỷ đồng, nhưng năm nay, mục tiêu Bộ Giao thông Vận tải đặt ra là giải ngân 15.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, việc huy động đủ số vốn này phục vụ cho kế hoạch cả năm là điều không hề đơn giản.
Để bảo đảm nguồn vốn cho các dự án, trong thời gian tới, ngoài việc triển khai thực hiện vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA đúng kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải đã xúc tiến nhiều chương trình kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn ngoài xã hội theo các hình thức như BOT, BO, BT, PPP.
Cùng với việc đẩy mạnh hơn công tác đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, các đơn vị, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện thí điểm mô hình Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư dự án để giảm bớt “gánh nặng” trong công tác quản lý điều hành đồng thời tranh thủ thêm các nguồn lực để thu hút vốn triển khai các dự án./.
Chậm bàn giao mặt bằng: Phạt
Có thể nói giải phóng mặt bằng là một trong những nút thắt khó gỡ nhất và thực sự là điểm yếu trong việc triển khai các dự án, công trình giao thông trong suốt những năm vừa qua. Hầu như không có dự án nào, kể cả khởi công mới hay những dự án đã triển khai thi công trong thời gian dài, khó tránh khỏi nỗi lo thường trực về giải phóng mặt bằng.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tiến độ của các dự án gần như phụ thuộc chủ yếu vào việc bàn giao mặt bằng của các địa phương. Địa phương bàn giao đúng thời hạn thì công trình trôi chảy, còn việc làm này chậm trễ thì dự án cũng phải kéo dài theo.
Chính vì vậy, để các dự án giao thông trong năm nay có thể triển khai xuôi chèo, mát mái, các cơ quan chức năng phải tập trung dồn sức, dồn lực "gỡ" nút thắt cơ bản này.
Theo nhiều chuyên gia, trước hết, để hạn chế vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, phải xác định và quy trách nhiệm cụ thể, chặt chẽ cho các bên liên quan, từ Ban quản lý dự án, chính quyền địa phương đến các nhà thầu thi công.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản cho phép tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần và giao cho địa phương tổ chức thực hiện đã dẫn đến việc mỗi nơi triển khai mỗi khác. Trong khi đó, những quy định rằng buộc về trách nhiệm khi dự án chậm bàn giao mặt bằng chưa rõ ràng nên chưa tạo được động lực cho các đơn vị triển khai.
Thực tế, trong suốt những năm vừa qua, gần như chưa có đơn vị hay cá nhân nào bị xử phạt do chậm bàn giao mặt bằng, cho dù hầu hết các dự án giao thông đều bị “lụt” tiến độ do nguyên nhân trực tiếp là không có mặt bằng để thi công.
Một vấn đề khác liên quan đến Nghị định 69/2009/NĐ-CP, dù đã có một số thay đổi tích cực về các quy trình thủ tục ở các khâu từ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư,... nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn nhiều vấn đề nan giải.
Giá đền bù theo cơ chế mới này tăng cao so với trước nảy sinh tình trạng các trường hợp bàn giao mặt bằng sớm thì nhận mức giá đền bù thấp, còn hộ nào chây ì, cố tình không bàn giao mặt bằng thì lại được nhận mức giá cao hơn nhiều! Điều này dẫn tới nhiều dự án đã khó giải phóng mặt bằng nay lại càng khó khăn hơn.
Tranh thủ mọi nguồn vốn
Với con số giải ngân nguồn vốn lên đến 35.000 tỷ đồng, năm 2009, được coi là năm kỷ lục về giải ngân trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, bước vào năm nay, nhu cầu vốn cho lĩnh vực đầu tư các dự án giao thông rất lớn nên công tác thu xếp vốn cũng là bài toán hết sức nan giải.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm nay, dự kiến sẽ khởi công khoảng 40 dự án, trong đó có rất nhiều dự án quan trọng, số vốn đầu tư lớn như đường vành đai 3 Hà Nội (giai đoạn 2), Quốc lộ 25, một số gói thầu của đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên cùng với đó là hàng loạt các dự án lớn đã động thổ năm 2009 và năm nay sẽ vào giai đoạn thi công quyết liệt như đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, cảng quốc tế Vân Phong nên nhu cầu vốn sẽ rất lớn.
Dự kiến, nhu cầu giải ngân cả năm nay của ngành giao thông vận tải sẽ tăng từ 20-30% so với năm trước, có nghĩa là cần tới khoảng 42.000-45.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, việc huy động đủ vốn trong năm nay là một thách thức không nhỏ bởi khả năng tiếp cận nguồn vốn sẽ gặp nhiều khó khăn.
Sắp tới đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phải báo cáo Chính phủ để đảm bảo vốn đối ứng khoảng 4.000 tỷ đồng cho các dự án. Hơn nữa, hiện nay, vốn trái phiếu Chính phủ cho ngành chỉ còn khoảng 10.000 tỷ đồng, trong khi nhu cầu của ngành lên tới 18.000 tỷ đồng.
Vốn BOT cũng trong tình cảnh tương tự, năm trước thực hiện 10.000 tỷ đồng, nhưng năm nay, mục tiêu Bộ Giao thông Vận tải đặt ra là giải ngân 15.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, việc huy động đủ số vốn này phục vụ cho kế hoạch cả năm là điều không hề đơn giản.
Để bảo đảm nguồn vốn cho các dự án, trong thời gian tới, ngoài việc triển khai thực hiện vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA đúng kế hoạch, Bộ Giao thông Vận tải đã xúc tiến nhiều chương trình kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn ngoài xã hội theo các hình thức như BOT, BO, BT, PPP.
Cùng với việc đẩy mạnh hơn công tác đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, các đơn vị, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thực hiện thí điểm mô hình Ban quản lý dự án làm chủ đầu tư dự án để giảm bớt “gánh nặng” trong công tác quản lý điều hành đồng thời tranh thủ thêm các nguồn lực để thu hút vốn triển khai các dự án./.
Hải Quang (Vietnam+)