Thông báo ngày 19/4 của Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tiếp tục thúc đẩy kế hoạch thắt chặt các quy định tài chính đối với các tập đoàn ở Phố Wall.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs, trong bài diễn văn đọc tại Đại học Cooper Union, cách không xa trung tâm công nghiệp tài chính Mỹ ở New York này ngày 22/4 tới, Tổng thống Obama sẽ đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi thực thi dự luật cải cách tài chính được coi là có ảnh hưởng sâu rộng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Ông dự kiến đề nghị Thượng viện Mỹ nhanh chóng xem xét và thông qua dự luật này, đồng thời nhắc nhở người dân về những mối đe dọa nếu như gói cải cách Phố Wall không được thông qua.
Trong cuộc vận động tranh cử hồi tháng 3/2008, ông Obama đã từng có bài diễn văn kêu gọi cải cách Phố Wall tại trường đại học 151 tuổi này.
Vụ gian lận tại tập đoàn ngân hàng đầu tư Goldman Sachs được đảng Dân chủ đưa ra như một ví dụ điển hình cho việc cần phải cải tổ Phố Wall sau cuộc khủng hoảng tài chính khiến kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Cuối tuần trước, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã tố cáo Goldman Sachs về tội lừa đảo liên quan đến các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp.
Theo Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ Christopher Dodd và nhiều nghị sỹ Dân chủ khác, dự luật cải cách tài chính của chính quyền Obama sẽ ngăn chặn các hoạt động gian lận của Goldman Sachs, làm tăng cơ hội gói cải cách tài chính được thông qua.
Dự luật cải cách tài chính mới đã đề ra những quy định chặt chẽ hơn về hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào, có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD, và có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro.
Các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu công ty khi bị thua lỗ. Các quỹ đầu tư lớn sẽ phải đăng ký hoạt động với chính phủ.
Dự luật còn đề xuất thành lập Vụ bảo vệ người tiêu dùng thuộc FED, có nhiệm vụ đưa ra những quy định mới giám sát hoạt động cho vay tín dụng, thế chấp và các dịch vụ tài chính khác của các công ty.
Ngoài ra, một Hội đồng giám sát tài chính mới, gồm 9 thành viên, do Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, cũng sẽ được thành lập nhằm phát hiện, giám sát và kiến nghị xử lý các tổ chức tài chính và các hoạt động tài chính-ngân hàng tiềm ẩn rủi ro.
Dự kiến Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật cải cách tài chính trong vài tuần tới. Tuy nhiên, giới phân tích dự đoán văn kiện trên khó có thể được thông qua./.
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Robert Gibbs, trong bài diễn văn đọc tại Đại học Cooper Union, cách không xa trung tâm công nghiệp tài chính Mỹ ở New York này ngày 22/4 tới, Tổng thống Obama sẽ đẩy mạnh chiến dịch kêu gọi thực thi dự luật cải cách tài chính được coi là có ảnh hưởng sâu rộng nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước.
Ông dự kiến đề nghị Thượng viện Mỹ nhanh chóng xem xét và thông qua dự luật này, đồng thời nhắc nhở người dân về những mối đe dọa nếu như gói cải cách Phố Wall không được thông qua.
Trong cuộc vận động tranh cử hồi tháng 3/2008, ông Obama đã từng có bài diễn văn kêu gọi cải cách Phố Wall tại trường đại học 151 tuổi này.
Vụ gian lận tại tập đoàn ngân hàng đầu tư Goldman Sachs được đảng Dân chủ đưa ra như một ví dụ điển hình cho việc cần phải cải tổ Phố Wall sau cuộc khủng hoảng tài chính khiến kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua.
Cuối tuần trước, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã tố cáo Goldman Sachs về tội lừa đảo liên quan đến các chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp.
Theo Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ Christopher Dodd và nhiều nghị sỹ Dân chủ khác, dự luật cải cách tài chính của chính quyền Obama sẽ ngăn chặn các hoạt động gian lận của Goldman Sachs, làm tăng cơ hội gói cải cách tài chính được thông qua.
Dự luật cải cách tài chính mới đã đề ra những quy định chặt chẽ hơn về hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.
Cụ thể, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ được quyền kiểm tra bất cứ tập đoàn ngân hàng và tài chính nào, có tài sản lớn hơn 50 tỷ USD, và có quyền buộc các ngân hàng phải cắt giảm hoặc đình chỉ các hoạt động giao dịch nhiều rủi ro.
Các tập đoàn tài chính lớn phải ký quỹ 50 tỷ USD dự phòng nhằm giải cứu công ty khi bị thua lỗ. Các quỹ đầu tư lớn sẽ phải đăng ký hoạt động với chính phủ.
Dự luật còn đề xuất thành lập Vụ bảo vệ người tiêu dùng thuộc FED, có nhiệm vụ đưa ra những quy định mới giám sát hoạt động cho vay tín dụng, thế chấp và các dịch vụ tài chính khác của các công ty.
Ngoài ra, một Hội đồng giám sát tài chính mới, gồm 9 thành viên, do Bộ trưởng Tài chính làm chủ tịch, cũng sẽ được thành lập nhằm phát hiện, giám sát và kiến nghị xử lý các tổ chức tài chính và các hoạt động tài chính-ngân hàng tiềm ẩn rủi ro.
Dự kiến Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật cải cách tài chính trong vài tuần tới. Tuy nhiên, giới phân tích dự đoán văn kiện trên khó có thể được thông qua./.
(TTXVN/Vietnam+)