Ngày 4/3, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn thể lấy ý kiến đóng góp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là các điều liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại hai chương, Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 43, Điều 46) và Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Điều 65, Điều 67 và Điều 68).
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (khóa XI), dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã quy định ngắn gọn hơn so với trước (từ 147 Điều còn 124 Điều), bổ sung khá nhiều nội dung mới.
Góp ý vào nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Đăng Vang cho rằng nên bổ sung cụm từ: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian hạn định” vào khoản 3, Điều 67 để khuyến khích lao động, sáng tạo - động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Nguyễn Quốc Bình, đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, quy định tại Điều 65 “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” là chưa đủ vì thực tiễn cho thấy các chính sách của Nhà nước, chế tài pháp luật quy định vấn đề này chưa mạnh dẫn đến quy định này chưa thực sự có hiệu quả.
Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị nên bổ sung thêm quy định “Nhà nước thể chế hóa bằng các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật tạo điều kiện để bảo đảm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” để khắc phục những bất cập, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ được vận hành tốt hơn.
Ông Bình cũng cho rằng để phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, việc thu hút nhân tài là vấn đề quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển quốc gia nhưng các chính sách này chưa có nội dung liên quan đến việc thu hút nhân tài.
Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị trong Điều 67 cần bổ sung thêm mục 4: “Nhà nước tạo điều kiện đặc biệt để thu hút nhân tài nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh quốc phòng”.
Góp ý vào Điều 67, ông Trương Minh Hoàng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng quy định tại điều này thể hiện vai trò Nhà nước nhưng chỉ dừng lại ở mức độ "thúc đẩy" ở khoản 2 và "tạo điều kiện" ở khoản 3, chưa thấy vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư, ưu tiên để thỏa mãn điều kiện "giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu".
Ông Trương Minh Hoàng đề nghị nên quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, tạo nguồn lực, cơ sở vật chất, khuyến khích như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ và môi trường.
Các đại biểu cũng dành nhiều thời gian góp ý kiến về các nội dung quy định Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng; quyền của trẻ em được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em./.
Tại hội nghị, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là các điều liên quan đến lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường được quy định tại hai chương, Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 43, Điều 46) và Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường (Điều 65, Điều 67 và Điều 68).
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (khóa XI), dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã quy định ngắn gọn hơn so với trước (từ 147 Điều còn 124 Điều), bổ sung khá nhiều nội dung mới.
Góp ý vào nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp, ông Nguyễn Đăng Vang cho rằng nên bổ sung cụm từ: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian hạn định” vào khoản 3, Điều 67 để khuyến khích lao động, sáng tạo - động lực quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội.
Ông Nguyễn Quốc Bình, đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, quy định tại Điều 65 “phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” là chưa đủ vì thực tiễn cho thấy các chính sách của Nhà nước, chế tài pháp luật quy định vấn đề này chưa mạnh dẫn đến quy định này chưa thực sự có hiệu quả.
Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị nên bổ sung thêm quy định “Nhà nước thể chế hóa bằng các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật tạo điều kiện để bảo đảm phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” để khắc phục những bất cập, tạo điều kiện cho hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ được vận hành tốt hơn.
Ông Bình cũng cho rằng để phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, việc thu hút nhân tài là vấn đề quan trọng đối với tất cả các quốc gia. Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển quốc gia nhưng các chính sách này chưa có nội dung liên quan đến việc thu hút nhân tài.
Ông Nguyễn Quốc Bình đề nghị trong Điều 67 cần bổ sung thêm mục 4: “Nhà nước tạo điều kiện đặc biệt để thu hút nhân tài nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, công nghệ, an ninh quốc phòng”.
Góp ý vào Điều 67, ông Trương Minh Hoàng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho rằng quy định tại điều này thể hiện vai trò Nhà nước nhưng chỉ dừng lại ở mức độ "thúc đẩy" ở khoản 2 và "tạo điều kiện" ở khoản 3, chưa thấy vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư, ưu tiên để thỏa mãn điều kiện "giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu".
Ông Trương Minh Hoàng đề nghị nên quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, tạo nguồn lực, cơ sở vật chất, khuyến khích như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của khoa học, công nghệ và môi trường.
Các đại biểu cũng dành nhiều thời gian góp ý kiến về các nội dung quy định Hiến pháp khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng; quyền của trẻ em được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em./.
Phúc Hằng (TTXVN)