Với tỷ lệ sít sao 15 phiếu thuận và 14 phiếu chống, Quốc hội Greenland ngày 24/10 đã bỏ phiếu chấm dứt lệnh cấm kéo dài nhiều thập kỷ đối với việc khai thác các vật liệu phóng xạ như uranium, mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới đang nhắm đến nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ của vùng băng đảo bao la này.
Quyết định của Quốc hội Greenland không chỉ cho phép khai thác các mỏ uranium mà còn cả các loại đất hiếm, khoáng sản được dùng trong nhiều sản phẩm của thế kỷ 21 từ turbin gió cho đến xe hơi lai và điện thoại di động mà cho đến nay mới chỉ được cung cấp phần lớn từ Trung Quốc.
Báo chí địa phương dẫn lời Thủ tướng Greenland Aleqa Hammond trong cuộc thảo luận dẫn tới việc bỏ phiếu này nêu rõ: “Chúng ta không thể sống với tỷ lệ thất nghiệp và chi phí sinh hoạt tăng cao trong khi nền kinh tế phát triển trì trệ. Do đó việc loại bỏ lệnh cấm khai thác các mỏ uranium lúc này là cần thiết.”
Với lượng băng tan nhanh mở ra các tuyến vận tải biển mới ở vùng Bắc Cực, Greenland đang trở thành tâm điểm chú ý về địa chính trị đối với nhiều nước, từ Trung Quốc cho tới Liên minh châu Âu, nhờ sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai phá.
Greenland, với dân số vỏn vẹn 57.000 người, là quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch. Kể từ năm 2009 sau khi thành lập được chính phủ riêng, hầu hết giới chính khách Greenland vẫn mong muốn giành được quyền tự trị nhiều hơn nữa và dần dần tiến tới độc lập hoàn toàn.
Hiện tại, Đan Mạch vẫn có tiếng nói trong các vấn đề quốc phòng và an ninh của Greenland và quyết định cho phép khai thác các mỏ uranium có thể phải cần đến sự chấp thuận của Quốc hội Đan Mạch, nước cho đến nay vẫn cung cấp hơn một nửa ngân sách cho vùng đảo băng này.
Theo bà Cindy Vestergaard, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Đan Mạch, cả Đan Mạch và Greenland sẽ phải ngồi lại với nhau đề xem xét các khía cạnh pháp lý của việc cho phép khai thác mỏ uranium trước khi có thể thực hiện hoạt động này.
Trước đó, một số tổ chức môi trường lên tiếng cảnh báo việc cho phép khai thác uranium có thể đe dọa hệ thống sinh thái nguyên thủy vùng Bắc Cực của Greenland./.
Quyết định của Quốc hội Greenland không chỉ cho phép khai thác các mỏ uranium mà còn cả các loại đất hiếm, khoáng sản được dùng trong nhiều sản phẩm của thế kỷ 21 từ turbin gió cho đến xe hơi lai và điện thoại di động mà cho đến nay mới chỉ được cung cấp phần lớn từ Trung Quốc.
Báo chí địa phương dẫn lời Thủ tướng Greenland Aleqa Hammond trong cuộc thảo luận dẫn tới việc bỏ phiếu này nêu rõ: “Chúng ta không thể sống với tỷ lệ thất nghiệp và chi phí sinh hoạt tăng cao trong khi nền kinh tế phát triển trì trệ. Do đó việc loại bỏ lệnh cấm khai thác các mỏ uranium lúc này là cần thiết.”
Với lượng băng tan nhanh mở ra các tuyến vận tải biển mới ở vùng Bắc Cực, Greenland đang trở thành tâm điểm chú ý về địa chính trị đối với nhiều nước, từ Trung Quốc cho tới Liên minh châu Âu, nhờ sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai phá.
Greenland, với dân số vỏn vẹn 57.000 người, là quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch. Kể từ năm 2009 sau khi thành lập được chính phủ riêng, hầu hết giới chính khách Greenland vẫn mong muốn giành được quyền tự trị nhiều hơn nữa và dần dần tiến tới độc lập hoàn toàn.
Hiện tại, Đan Mạch vẫn có tiếng nói trong các vấn đề quốc phòng và an ninh của Greenland và quyết định cho phép khai thác các mỏ uranium có thể phải cần đến sự chấp thuận của Quốc hội Đan Mạch, nước cho đến nay vẫn cung cấp hơn một nửa ngân sách cho vùng đảo băng này.
Theo bà Cindy Vestergaard, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Đan Mạch, cả Đan Mạch và Greenland sẽ phải ngồi lại với nhau đề xem xét các khía cạnh pháp lý của việc cho phép khai thác mỏ uranium trước khi có thể thực hiện hoạt động này.
Trước đó, một số tổ chức môi trường lên tiếng cảnh báo việc cho phép khai thác uranium có thể đe dọa hệ thống sinh thái nguyên thủy vùng Bắc Cực của Greenland./.
(TTXVN)