Mặc dù một vài ngân hàng thương mại cổ phần đã công bố hạ lãi suất cho vay với mức lãi suất cho vay tối đa trong thời gian tới dự kiến ở mức 15%, tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ đều đang trong trạng thái “nhìn nhau” và chờ công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp và cá nhân đang có nhu cầu vay vốn thì hết sức sốt ruột!
Mong ngóng từng giờ…
Anh Trần Văn Hiền, Giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho biết, doanh nghiệp đang có dự án làm đường trong Thanh Hóa, đang cần vốn lắm nhưng khi nghe thông tin ngân hàng sẽ giảm lãi suất, anh quyết định chờ.
Anh Hiền kể, doanh nghiệp của anh cũng mới vay 5 tỷ đồng với lãi suất 18%/năm trong vòng 5 năm, mỗi năm anh phải trả 1,598 tỷ đồng cả gốc và lãi, trong đó riêng tiền lãi là 599 triệu đồng.
Nhưng vẫn với khoản vay trên, nếu anh vay trong thời gian tới với lãi suất khoảng 14% thì tiền trả mỗi năm giảm tới hơn 100 triệu đồng.
“Năm nay, chúng tôi còn khó khăn hơn năm trước vì không còn được hỗ trợ lãi suất theo gói kích cầu. Cách an toàn chúng tôi chọn là hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm thuận lợi hơn,” anh Hiền nói.
Cũng giống như anh Hiền, ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Thông Tấn chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp khi biết được tin ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay đã không giấu được cảm xúc vui mừng của mình. “Nếu hạ lãi suất thì đây là quyết định đúng đắn của ngân hàng, chứ như thời gian vừa qua lãi suất cho vay từ 18-20% thực sự là ‘thách đố’ các doanh nghiệp,” ông Tấn nói.
Ông Tấn còn cho biết thêm, thời gian qua, công ty của ông đã bị các đối tác của Nga, Tiệp Khắc hủy hợp đồng chỉ vì công ty đã nâng giá sản phẩm lên, đến bây giờ cũng chưa ký lại. Ông hy vọng, nếu như lãi suất hạ xuống còn 12%/năm ông sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư thêm sản phẩm đóng hộp mới…
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, với mức lãi suất vay khoảng 12-14%/năm thì doanh nghiệp có thể chịu đựng được, bởi sau khi trừ các chi phí vốn cộng với trả lãi suất vay, doanh nghiệp mới có lợi nhuận.
Với các cá nhân, việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay cũng khiến không ít người bắt đầu nghĩ đến các kế hoạch lớn.
Chị Nguyễn Tuyết Mai, ở Kim Mã hồ hởi: Tôi đang định mua 100m2 đất ở Cầu Diễn đẩ xây nhà nhưng thiếu tiền mà không biết vay ở đâu. Với việc hạ lãi suất cho vay này tôi sẽ tham khảo một số ngân hàng để vay tín chấp, chứ như hiện nay lãi suất cao quá, đi làm chẳng đủ trả lãi hàng tháng.
Cổ phần đi trước, quốc doanh nhìn theo
Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Quân đội (MB) đầu tuần này cho biết, hiện lãi suất cho vay thỏa thuận được Ngân hàng áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ở mức 14,5-15%/năm, đối với khoản vay trung, dài hạn thay vì 15 - 16%/năm như hồi đầu tháng 3/2010. Còn với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt và có dự án khả thi đang cần đến vốn vay, ACB và MB chỉ áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận 14%/năm.
Ngân hàng Sacombank cũng vừa đưa ra mức áp dụng lãi suất cho vay mới dao động trong khoảng 13,5 - 14%/năm. Thậm chí, đối với khách hàng VIP, ngân hàng này áp dụng mức 13%/năm. So với đầu tháng 3/2010, Sacombank đã giảm 3 - 4%/năm lãi suất cho vay.
Trong khi đó, Techcombank vẫn đang áp dụng lãi suất cho vay mức tối đa là18%/năm, với tín dụng xuất khẩu là 16,5%/năm. Mức này được xem là khá cao so với thời điểm hiện nay.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank thừa nhận là khó có thể áp một mức lãi suất chung cho các khoản vay và đối tượng vay vốn. “Với những doanh nghiệp uy tín có thể áp dụng mức thấp hơn,” ông Vinh nói.
Ông Vinh giải thích rằng việc áp lãi suất cao hay thấp được căn cứ theo mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của các dự án; trường hợp phải áp lãi suất cao cũng được xác định theo những căn cứ đó, theo các mức độ rủi ro.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng khẳng định: “Hạ lãi suất cho vay xuống khoảng 15%/năm cũng là hợp lý, để bù đắp chi phí hoạt động, cân đối lãi suất huy động vốn của ngân hàng.”
Không chịu ngồi yên, bốn “đại gia” ngân hàng gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank cũng đã lên tiếng là sẽ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thỏa thuận còn khoảng 14%/năm, đúng theo tinh thần đã thống nhất trước đó. Thế nhưng cam kết này hiện vẫn chỉ dừng ở lời nói, chứ chưa cụ thể bằng hành động. Các ngân hàng này cho hay hiện vẫn chờ công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận định chung cho thấy, cho dù có giảm nhưng lãi vay sẽ khó có thể giảm sâu, do chi phí huy động vốn đầu vào không thể giảm như mong muốn.
“Do bị khống chế mức trần, để huy động vốn các ngân hàng phải khuyến mại, cộng thêm lãi suất. Lãi suất huy động sau khi đã cộng các khoản khuyến mãi lên tới 11% - 12%. Đầu vào cao khiến lãi suất đầu ra cũng bị đẩy lên cao. Chỉ khi lãi suất đầu vào được tự thỏa thuận theo hướng ổn định thì lãi suất đầu ra cũng sẽ dần giảm theo,” một chuyên gia ngân hàng phân tích.
Thế nhưng, vị chuyên gia này cũng cho rằng dù ngân hàng có hạ lãi suất thì những doanh nghiệp nhỏ cũng không nên quá kỳ vọng trông chờ mà phải tự căn chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Với tư cách là Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, bà Dương Thu Hương cho biết, các ngân hàng đã đồng thuận trước tiên sẽ giảm lãi suất cho vay xuống còn từ 14-15%/năm đối với những khoản vay trung và dài hạn, với những khoản cho vay tiêu dùng có thể giữ ở mức 15% tùy ngân hàng và sau đó sẽ hạ dần.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước khẳng định, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là sẽ kéo mức lãi suất cho vay xuống và điều chỉnh phù hợp sao cho đảm bảo lãi suất thực dương.
Thực tế, chỉ trong hai ngày đầu tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường khoảng 11.000 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày và 7 ngày với lãi suất từ 7,5% - 8%/năm nhằm tăng thêm vốn cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm xuống còn 6,92%/năm, thay vì mức bình quân 7,24%/năm trước đó. Những diễn biến này cho thấy đang có những cơ sở từ phía cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất cho vay.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cũng cho biết, tuy giảm lãi suất cho vay nhưng trước mắt lãi suất huy động vẫn được giữ nguyên./.
Mong ngóng từng giờ…
Anh Trần Văn Hiền, Giám đốc một doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho biết, doanh nghiệp đang có dự án làm đường trong Thanh Hóa, đang cần vốn lắm nhưng khi nghe thông tin ngân hàng sẽ giảm lãi suất, anh quyết định chờ.
Anh Hiền kể, doanh nghiệp của anh cũng mới vay 5 tỷ đồng với lãi suất 18%/năm trong vòng 5 năm, mỗi năm anh phải trả 1,598 tỷ đồng cả gốc và lãi, trong đó riêng tiền lãi là 599 triệu đồng.
Nhưng vẫn với khoản vay trên, nếu anh vay trong thời gian tới với lãi suất khoảng 14% thì tiền trả mỗi năm giảm tới hơn 100 triệu đồng.
“Năm nay, chúng tôi còn khó khăn hơn năm trước vì không còn được hỗ trợ lãi suất theo gói kích cầu. Cách an toàn chúng tôi chọn là hoạt động cầm chừng, chờ thời điểm thuận lợi hơn,” anh Hiền nói.
Cũng giống như anh Hiền, ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Thông Tấn chuyên sản xuất thực phẩm đóng hộp khi biết được tin ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay đã không giấu được cảm xúc vui mừng của mình. “Nếu hạ lãi suất thì đây là quyết định đúng đắn của ngân hàng, chứ như thời gian vừa qua lãi suất cho vay từ 18-20% thực sự là ‘thách đố’ các doanh nghiệp,” ông Tấn nói.
Ông Tấn còn cho biết thêm, thời gian qua, công ty của ông đã bị các đối tác của Nga, Tiệp Khắc hủy hợp đồng chỉ vì công ty đã nâng giá sản phẩm lên, đến bây giờ cũng chưa ký lại. Ông hy vọng, nếu như lãi suất hạ xuống còn 12%/năm ông sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư thêm sản phẩm đóng hộp mới…
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, với mức lãi suất vay khoảng 12-14%/năm thì doanh nghiệp có thể chịu đựng được, bởi sau khi trừ các chi phí vốn cộng với trả lãi suất vay, doanh nghiệp mới có lợi nhuận.
Với các cá nhân, việc ngân hàng giảm lãi suất cho vay cũng khiến không ít người bắt đầu nghĩ đến các kế hoạch lớn.
Chị Nguyễn Tuyết Mai, ở Kim Mã hồ hởi: Tôi đang định mua 100m2 đất ở Cầu Diễn đẩ xây nhà nhưng thiếu tiền mà không biết vay ở đâu. Với việc hạ lãi suất cho vay này tôi sẽ tham khảo một số ngân hàng để vay tín chấp, chứ như hiện nay lãi suất cao quá, đi làm chẳng đủ trả lãi hàng tháng.
Cổ phần đi trước, quốc doanh nhìn theo
Ngân hàng Á Châu (ACB) và Ngân hàng Quân đội (MB) đầu tuần này cho biết, hiện lãi suất cho vay thỏa thuận được Ngân hàng áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp ở mức 14,5-15%/năm, đối với khoản vay trung, dài hạn thay vì 15 - 16%/năm như hồi đầu tháng 3/2010. Còn với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt và có dự án khả thi đang cần đến vốn vay, ACB và MB chỉ áp dụng mức lãi suất cho vay thỏa thuận 14%/năm.
Ngân hàng Sacombank cũng vừa đưa ra mức áp dụng lãi suất cho vay mới dao động trong khoảng 13,5 - 14%/năm. Thậm chí, đối với khách hàng VIP, ngân hàng này áp dụng mức 13%/năm. So với đầu tháng 3/2010, Sacombank đã giảm 3 - 4%/năm lãi suất cho vay.
Trong khi đó, Techcombank vẫn đang áp dụng lãi suất cho vay mức tối đa là18%/năm, với tín dụng xuất khẩu là 16,5%/năm. Mức này được xem là khá cao so với thời điểm hiện nay.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Techcombank thừa nhận là khó có thể áp một mức lãi suất chung cho các khoản vay và đối tượng vay vốn. “Với những doanh nghiệp uy tín có thể áp dụng mức thấp hơn,” ông Vinh nói.
Ông Vinh giải thích rằng việc áp lãi suất cao hay thấp được căn cứ theo mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của các dự án; trường hợp phải áp lãi suất cao cũng được xác định theo những căn cứ đó, theo các mức độ rủi ro.
Tuy nhiên, ông Vinh cũng khẳng định: “Hạ lãi suất cho vay xuống khoảng 15%/năm cũng là hợp lý, để bù đắp chi phí hoạt động, cân đối lãi suất huy động vốn của ngân hàng.”
Không chịu ngồi yên, bốn “đại gia” ngân hàng gồm: Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank cũng đã lên tiếng là sẽ điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thỏa thuận còn khoảng 14%/năm, đúng theo tinh thần đã thống nhất trước đó. Thế nhưng cam kết này hiện vẫn chỉ dừng ở lời nói, chứ chưa cụ thể bằng hành động. Các ngân hàng này cho hay hiện vẫn chờ công văn hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Nhận định chung cho thấy, cho dù có giảm nhưng lãi vay sẽ khó có thể giảm sâu, do chi phí huy động vốn đầu vào không thể giảm như mong muốn.
“Do bị khống chế mức trần, để huy động vốn các ngân hàng phải khuyến mại, cộng thêm lãi suất. Lãi suất huy động sau khi đã cộng các khoản khuyến mãi lên tới 11% - 12%. Đầu vào cao khiến lãi suất đầu ra cũng bị đẩy lên cao. Chỉ khi lãi suất đầu vào được tự thỏa thuận theo hướng ổn định thì lãi suất đầu ra cũng sẽ dần giảm theo,” một chuyên gia ngân hàng phân tích.
Thế nhưng, vị chuyên gia này cũng cho rằng dù ngân hàng có hạ lãi suất thì những doanh nghiệp nhỏ cũng không nên quá kỳ vọng trông chờ mà phải tự căn chỉnh lại hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Với tư cách là Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, bà Dương Thu Hương cho biết, các ngân hàng đã đồng thuận trước tiên sẽ giảm lãi suất cho vay xuống còn từ 14-15%/năm đối với những khoản vay trung và dài hạn, với những khoản cho vay tiêu dùng có thể giữ ở mức 15% tùy ngân hàng và sau đó sẽ hạ dần.
Một quan chức của Ngân hàng Nhà nước khẳng định, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là sẽ kéo mức lãi suất cho vay xuống và điều chỉnh phù hợp sao cho đảm bảo lãi suất thực dương.
Thực tế, chỉ trong hai ngày đầu tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ra thị trường khoảng 11.000 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày và 7 ngày với lãi suất từ 7,5% - 8%/năm nhằm tăng thêm vốn cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm xuống còn 6,92%/năm, thay vì mức bình quân 7,24%/năm trước đó. Những diễn biến này cho thấy đang có những cơ sở từ phía cơ quan quản lý và các ngân hàng thương mại để giảm lãi suất cho vay.
Trong khi đó, nhiều ngân hàng thương mại cũng cho biết, tuy giảm lãi suất cho vay nhưng trước mắt lãi suất huy động vẫn được giữ nguyên./.
Minh Thúy (Vietnam+)