Hà Nội: Bệnh viện dã chiến ở Hoàng Mai dự kiến hoạt động từ ngày 1/9
Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 tại đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội với quy mô 500 giường bệnh, dự kiến có khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sỹ và 680 điều dưỡng.
Nhìn từ trên cao, bệnh viện được chia thành 3 khu: Màu xanh là khu hành chính; khu nhà màu vàng là dinh dưỡng-nghỉ ngơi-xét nghiệm, test định kỳ-kho vật tư thiết bị y tế; khu đỏ dành cho bệnh nhân nặng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Sau hơn 1 tháng thi công, Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 có địa chỉ tại ngõ 587, đường Tam Trinh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ ngày 1/9 tới.
Bệnh viện có quy mô 500 giường bệnh, dành để thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch.
Bệnh viện dự kiến huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sỹ và 680 điều dưỡng để phục vụ bệnh nhân COVID-19. Tất cả các phòng bệnh đều lắp hệ thống camera để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh nhân.
Bệnh viện sẽ tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 có chỉ định nhập viện với 4 điều kiện: chẩn đoán xác định COVID-19 ở Hà Nội và các tỉnh lân cận; có chỉ định nhập viện điều trị (thở ôxy, hỗ trợ thở HFNC, nội khí quản từ các bệnh viện khác); có liên hệ trước qua số điện thoại 0388191919; có tài liệu chuyển viện (bản giấy đi cùng bệnh nhân và bản chụp gửi trước).
Bệnh viện được khởi công từ ngày 24/7 với quy mô 3,5ha, được chia thành 3 khu: Khu nhà màu xanh là khu hành chính của bệnh viện, phải bảo đảm không nhiễm khuẩn; khu nhà màu vàng là khu dinh dưỡng-nghỉ ngơi-xét nghiệm, test định kỳ-kho vật tư thiết bị y tế; khu nhà màu đỏ dành cho bệnh nhân nặng điều trị ICU.
Ngoài ra, bệnh viện còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn và nhiều không gian xanh...
Hiện bệnh viện đang trong quá trình hoàn tất, lắp đặt khoảng 100 giường điều trị tích cực đúng tiêu chuẩn, cùng hệ thống chẩn đoán hình ảnh như hệ thống CT, siêu âm, X-quang, để đưa vào sử dụng trong giai đoạn đầu.
Trước đó, để chủ động chuẩn bị cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc ứng phó về điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là bệnh nhân nặng, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có quy mô 500 giường bệnh.
Bệnh viện này được thiết lập tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, là cơ sở 2 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Đây là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị người bệnh COVID-19 tại khu vực Hà Nội, thực hiện chức năng của Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia với nhiệm vụ: tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch; chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 trong khu vực được phân công./.
Sau hơn một tháng 'thần tốc' xây dựng, bệnh viện dã chiến tại quận Hoàng Mai, Hà Nội đã dần hoàn thiện để đưa vào sử dụng, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch. (Ảnh: PV/Vietnam+)Nhìn từ trên cao, bệnh viện được chia thành 3 khu: Màu xanh là khu hành chính; khu nhà màu vàng là dinh dưỡng-nghỉ ngơi-xét nghiệm, test định kỳ-kho vật tư thiết bị y tế; khu đỏ dành cho bệnh nhân nặng. (Ảnh: PV/Vietnam+)Bắt đầu được khởi công xây dựng từ ngày 24/7, Bệnh viện dã chiến tại quận Hoàng Mai quy mô 3,5ha do Bệnh viện Đại học Y làm chủ đầu tư. Nơi đây sẽ được dùng để điều trị những bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Trước sản khu hành chính, cũng là 'đầu não' chỉ huy mọi hoạt động của bệnh viện dã chiến này. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Đến nay toàn bộ 19 đơn nguyên bệnh viện đã sẵn sàng để lắp đặt trang thiết bị y tế, dự kiến cuối tháng 8/2021 sẽ đi vào hoạt động 100 giường bệnh đầu tiên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Bệnh viện dã chiến Hoàng Mai cũng nằm biệt lập với khu dân cư, đảm bảo an toàn về y tế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 giường nằm tại ngõ 587 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Tháp cung cấp ôxy có dung tích 15 khối đảm bảo cung cấp ôxy cho toàn bộ bệnh nhân tại bệnh viện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Phòng chứa khí nén đang trong giai đoạn hoàn thiện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Theo kế hoạch được đề ra, dự kiến đến cuối tháng 8/2021 bệnh viện dã chiến sẽ hoàn thiện với quy mô từ 500-700 giường bệnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Để bảo đảm tiến độ, hằng ngày có hàng trăm công nhân làm việc 24/24 giờ để công trình hoàn thành đúng tiến độ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Nhiều hạng mục thi công đang được gấp rút thi công, chạy đua với thời gian. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Đây sẽ là bệnh viện được xây dựng từ đầu theo tiêu chuẩn điều trị ICU, khu dinh dưỡng, xét nghiệm, điều trị riêng biệt nhằm đảm bảo vô trùng, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các cán bộ kỹ thuật của Viettel đang lắp đặt các máy chủ tại khu nhà hành chính. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Phòng họp bên trong khu nhà hành chính của bệnh viện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các máy xét nghiệm đã sẵn sàng đi vào hoạt động. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Khi hoàn thành, bệnh viện sẽ là khu dự phòng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng không chỉ của thành phố Hà Nội mà cho các tỉnh lân cận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Công trình đã được lắp đặt tương đối đầy đủ trang thiết bị như: Hệ thống vách ngăn chia buồng bệnh, hệ thống cung cấp ôxy, camera theo dõi và nhiều loại máy móc hiện đại phục công tác điều trị cho bệnh nhân nặng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Bệnh viện dự kiến huy động khoảng 1.000 nhân viên y tế gồm 272 bác sỹ và 680 điều dưỡng để phục vụ các bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các giường bệnh tiêu chuẩn đã được lắp đặt, đảm bảo các yêu cầu khắt khe theo quy định. Đặc biệt, thiết kế bệnh viện bảo đảm yêu cầu cao nhất là tránh lây nhiễm, không khí chỉ được lưu thông theo một chiều. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Mỗi khu điều trị bệnh nhân đều được lắp đặt đầy đủ các trang thiết bị y tế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Hiện bệnh viện đang trong quá trình hoàn tất, lắp đặt các giường điều trị tích cực đúng tiêu chuẩn, cùng hệ thống chẩn đoán hình ảnh như hệ thống CT, siêu âm, XQ, để đưa vào sử dụng trong giai đoạn đầu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Các máy thở được cung cấp đầy đủ cho mỗi giường bệnh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Ngoài ra, bệnh viện còn có khu đệm gồm 69 nhà tắm khử khuẩn và nhiều không gian xanh. Những người ra vào khu điều trị cũng phải qua các bước khử khuẩn đúng quy định. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Tất cả các phòng bệnh đều lắp hệ thống camera để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh nhân. Bệnh viện sẽ được điều hành, theo dõi và hội chẩn qua hệ thống Telehealth. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Dự án này sẽ được bàn giao lại cho Bệnh viện Đại học y điều hành từ đầu tháng 9/2021. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)Khi đi vào hoạt động, bệnh viện Đại học y sẽ phối hợp với bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương điều trị các ca bệnh nặng, nguy kịch tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch với quy mô 500 giường đang được khẩn trương xây dựng tại ngõ 587 Tam Trinh, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai.
Hà Nội đang bước vào đợt giãn cách xã hội 15 ngày lần thứ hai với quyết tâm tận dụng triệt để thời gian này để truy vết, khoanh vùng, bóc tách các ca F0 ra khỏi cộng đồng.
Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị cho bệnh nhân COVID-19 quy mô 500 giường đặt tại ngõ 587 Tam Trinh, quận Hoàng Mai, đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện, lắp đặt thiết bị để đưa vào hoạt động.
Sau hơn một tháng "thần tốc" xây dựng, bệnh viện dã chiến tại quận Hoàng Mai, Hà Nội đã dần hoàn thiện để đưa vào sử dụng, điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng và nguy kịch.
Các bác sỹ quân y thuộc Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân đã phẫu thuật, chọc hút dịch, cố định bằng nẹp bột và chỉ định tiếp tục theo dõi, điều trị cho ngư dân tại bệnh xá đảo Sinh Tồn.
Việc phát hiện sớm các đột biến di truyền có thể giúp người bệnh và gia đình thực hiện các biện pháp phòng ngừa hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu.
Sốt xuất huyết hiện vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm gây gánh nặng lớn tại Việt Nam. Mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận từ 100-200.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Thế giới đang chứng kiến sự chuyển đổi từ mô hình y tế truyền thống sang "y tế thông minh," nơi dữ liệu và thuật toán đóng vai trò trung tâm trong việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh tật.
Với chi phí rẻ nhưng tại Việt Nam, chất lượng tay nghề của các nha sỹ cũng như việc đầu tư trang thiết bị, máy móc chữa trị cũng không thua kém so với bất kỳ quốc gia có nền nha khoa tiên tiến nào.
Họ đã chọn cách cống hiến không bằng lời nói, mà bằng những hành động cụ thể, bằng chính giọt máu của mình, để nối dài sự sống, để thắp sáng hy vọng và để tiếp thêm nghị lực cho hàng triệu bệnh nhân trên hành trình chống chọi với bệnh tật.
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tặng quà học sinh Trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du và các bệnh nhân Bệnh viện Hà Nội-Vientiane, lan tỏa những giá trị nhân văn, tăng cường kết nối cộng đồng.
Theo Bộ Y tế, trong và sau bão, mưa lũ, ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Do không lấy được mẫu bệnh phẩm nên cơ quan chức năng chưa đủ cơ sở để xác định là ngộ độc thực phẩm liên quan đến một nhà hàng buffet ốc và hải sản tại thành phố Tuy Hòa.
Bệnh tăng huyết áp nếu để lâu không điều trị hoặc điều trị không kiểm soát được huyết áp sẽ dẫn tới các biến chứng như đột quỵ, tổn thương thận, suy tim, biến chứng ở mắt, phình động mạch chủ.
Bệnh nhân P.T.T.N. được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng nguy kịch sau tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe máy và ôtô. Sau cú ngã, N. bị bánh xe ôtô cán trực tiếp qua ngực.
Người dân phát hiện tại bãi đất trống trên đường Xuân Thiều 21 (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) có nhiều túi đựng vỏ chai thuốc không có nhãn mác và vỉ thuốc bị vứt bỏ.
Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn công tác y tế trong ứng phó thiên tai khi sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy và sắp xếp lại đơn vị hành chính.
Trong lúc chơi cùng chị gái (8 tuổi), bé vô tình cầm chiếc kẹp tóc và cho vào miệng. Khi phát hiện sự việc, người chị cố gắng lấy dị vật ra nhưng không thành công, chiếc kẹp đã trôi sâu vào họng.
Bé trai mắc ung thư xương ác tính với khối u xâm lấn toàn bộ xương đùi vừa được các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa.
Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025.
Hiện Bệnh viện K đang có hơn 20.000 người bệnh đang điều trị tại bệnh viện, số lượng người dân đến khám chữa bệnh hơn 500.000 người/năm và có xu hướng ngày càng tăng.
Huyết áp cao được coi là nguy hiểm khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 180 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 120 mmHg trở lên, cần có sự can thiệp y tế khẩn cấp, nhằm tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Việc Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh cũng là minh chứng cho sự tin tưởng vào chất lượng vaccine dịch tả lợn châu Phi, từ đó góp phần thúc đẩy khả năng xuất khẩu.
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh các quốc gia cần áp dụng đồng bộ các biện pháp: áp thuế đối với đồ uống có đường, truyền thông trên diện rộng về tác hại của tiêu dùng thường xuyên của loại nước này.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận tổng số 558 ca mắc COVID-19, giảm so với cùng kỳ năm 2024 (667 ca). CDC Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài.
Quảng Ninh đang xem xét dừng đầu tư dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh (cơ sở 2) do gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, và tập trung cải tạo, nâng cấp bệnh viện tại vị trí hiện tại.
Chiều 8/6, tại Hải Phòng, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng tổ chức sự kiện 1.000 trẻ em ra đời từ Trung tâm IVF thuộc Bệnh viện sau 4 năm hoạt động.
Sự chủ động, cấp cứu kịp thời của lực lượng quân y đảo Trường Sa khẳng định tinh thần sẵn sàng ứng cứu và bảo vệ ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Ngư dân Trần Công Nhanh bị viêm ruột thừa khi đánh cá trên biển, đã được các bác sỹ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cấp cứu, phẫu thuật cắt ruột thừa.
Sau khi điều chỉnh, giá dịch vụ cho một lần chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Bà Rịa sẽ là hơn 1,5 triệu đồng/lần, sau khi trừ phần bảo hiểm y tế chi trả, người bệnh chỉ cần chi trả 950.000 đồng/lần.
Hiện nay, hệ thống y tế của Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ, sâu rộng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Đây vừa là xu hướng tất yếu, vừa là yêu cầu bắt buộc.
Ngày 6/6, Cục An toàn thực phẩm cho biết đã có các quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với 12 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 3 công ty khác nhau.