Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định Chính quyền thành phố sẽ không ngừng tạo lập môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng, minh bạch, phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế; đồng thời thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở tất cả các cấp trong việc xúc tiến, quản lý và triển khai các dự án đầu tư.
Tại buổi gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, tổ chức ngày 9/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định Hà Nội sẽ tạo thuận lợi cao nhất cho các nhà đầu tư để thành phố thực sự trở thành điểm đến đầu tư an toàn và thành đạt.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của các nước thuộc khối Liên minh châu Âu.
Trên cơ sở quy hoạch và chiến lược phát triển, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực có trình độ công nghệ, chất xám cao, các lĩnh vực về y tế-giáo dục...
Riêng đối với khu vực khối các nước Liên minh châu Âu (EU), thành phố ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh như đầu tư phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao; đầu tư các trung tâm tài chính-ngân hàng, thương mại; phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học; hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; các dự án du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp; đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo, một số lĩnh vực y tế chuyên sâu và một số bệnh viện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, xử lý ô nhiễm môi trường...
Tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2.100 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 19,9 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 6,4 tỷ USD. Vốn đầu tư của các dự án đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với khoảng 8,1 tỷ USD, chiếm 53,5 % vốn đăng ký; công nghiệp chế biến, chế tạo với 1,6 tỷ USD; dự án vui chơi giải trí là 930 triệu USD...
Riêng khối Liên minh châu Âu đã có 14 quốc gia có dự án đầu tư tại thành phố Hà Nội với 226 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,5 tỷ USD; trong đó Pháp là nước có số dự án đầu tư lớn nhất với 58 dự án, tiếp đến là Đức có 35 dự án, Đan Mạch là 34 dự án.
Lĩnh vực các nhà đầu tư khối EU tập trung lớn nhất là kinh doanh bất động sản như khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, tiếp theo là các dự án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, dịch vụ... Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa Hà Nội với các nước thuộc khối EU vẫn chưa tương xứng với tiềm năng./.
Tại buổi gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, tổ chức ngày 9/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định Hà Nội sẽ tạo thuận lợi cao nhất cho các nhà đầu tư để thành phố thực sự trở thành điểm đến đầu tư an toàn và thành đạt.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là cơ hội mới cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của các nước thuộc khối Liên minh châu Âu.
Trên cơ sở quy hoạch và chiến lược phát triển, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực có trình độ công nghệ, chất xám cao, các lĩnh vực về y tế-giáo dục...
Riêng đối với khu vực khối các nước Liên minh châu Âu (EU), thành phố ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh như đầu tư phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao; đầu tư các trung tâm tài chính-ngân hàng, thương mại; phát triển các ngành công nghiệp điện tử, tin học; hình thành các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; các dự án du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp; đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo, một số lĩnh vực y tế chuyên sâu và một số bệnh viện hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, xử lý ô nhiễm môi trường...
Tính đến nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2.100 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 19,9 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 6,4 tỷ USD. Vốn đầu tư của các dự án đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với khoảng 8,1 tỷ USD, chiếm 53,5 % vốn đăng ký; công nghiệp chế biến, chế tạo với 1,6 tỷ USD; dự án vui chơi giải trí là 930 triệu USD...
Riêng khối Liên minh châu Âu đã có 14 quốc gia có dự án đầu tư tại thành phố Hà Nội với 226 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,5 tỷ USD; trong đó Pháp là nước có số dự án đầu tư lớn nhất với 58 dự án, tiếp đến là Đức có 35 dự án, Đan Mạch là 34 dự án.
Lĩnh vực các nhà đầu tư khối EU tập trung lớn nhất là kinh doanh bất động sản như khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, tiếp theo là các dự án trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, dịch vụ... Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa Hà Nội với các nước thuộc khối EU vẫn chưa tương xứng với tiềm năng./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)