Năm 2012 được Thủ đô Hà Nội xác định là “Năm Quy hoạch”. Vì vậy, kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đầu tiên trong năm từ ngày 3-5/4 đã thông qua 5 quy hoạch chuyên ngành.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa được những quy hoạch này liên quan đến nhiều yếu tố và đòi hỏi sự nỗ lực của Ủy ban Nhân dân thành phố cũng như các ngành chức năng. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
- Xin ông cho biết nguồn vốn để Hà Nội hiện thực hóa 5 quy hoạch đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua kỳ này?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Năm quy hoạch mà Hội đồng Nhân dân thông qua tại kỳ họp này là quy hoạch của những ngành, những lĩnh vực kinh tế, xã hội rất chủ yếu, như vấn đề về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và giáo dục, đào tạo, y tế. Có thể nói đây là những quy hoạch chuyên ngành hết sức quan trọng khi thành phố triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội mà Thủ tướng đã phê duyệt. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể thì trong các quy hoạch đều phải tính toán đến những các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn để triển khai quy hoạch này.
Về cơ cấu nguồn vốn, đối với các ngành, như kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì phần cơ cấu nguồn vốn của ngân sách chỉ khoảng 10% để hỗ trợ về cơ sở hạ tầng; còn lại 90% là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, từ xã hội để chúng ta đầu tư vào phần kinh doanh. Đối với các ngành xã hội, như ngành giáo dục và đào tạo, y tế thì nguồn ngân sách phải là nguồn lớn. Cho nên trong cơ cấu vốn ở đây chúng tôi tính là 65% từ ngân sách cho các ngành, lĩnh vực xã hội này; còn 35% là nguồn huy động từ xã hội.
Với việc cân đối như thế, nguồn ngân sách sẽ được phân làm 2 giai đoạn. Nguồn vốn ngân sách ở giai đoạn thứ nhất từ 2011-2015 dựa vào khả năng thu ngân sách hiện nay của thành phố để đầu tư tập trung cho những công trình cấp bách và ưu tiên. Tiếp đó, sẽ tập trung đầu tư vào những năm tiếp theo, tức là giai đoạn 2015-2020.
-Cụ thể, Hà Nội cần bao nhiêu tiền để triển khai 5 quy hoạch này, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Thực ra khó có thể đưa ra được con số tuyệt đối, mà tôi chỉ muốn nói rằng khi tính toán kinh phí triển khai thì đã cân đối vào khả năng để chi cho các ngành, lĩnh vực của cả quy hoạch tổng thể đã được tính toán. Ví dụ như 3 ngành kinh tế thì trong 5 năm từ 2011-2015 là khoảng 1.500 tỷ. Năm năm tiếp theo sẽ được đầu tư hơn 2.000 tỷ. Nguồn lực này được cân đối từ đó để tính toán quay ngược lại khả năng thực tế của nó.
- Có ý kiến cho rằng, khi mở rộng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ việc xã hội hóa thì dễ dẫn đến tình trạng trường học lạm thu, bệnh viện tận thu. Vậy theo ông thì cần phải cân đối nguồn vốn xã hội hóa như thế nào?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Khi thực hiện xã hội hóa thì một trong những vấn đề đặt ra là chúng ta phải kiểm soát được vấn đề về giá và thu phí. Đây chính là trường hợp chúng ta phải khắc phục trong những vấn đề xã hội hóa vừa qua.
- Trước đây, Hà Nội đã có một số quy hoạch nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện dở dang. Theo ông, để tổ chức và quản lý sau quy hoạch có cần kèm theo chế tài, biện pháp buộc các chủ đầu tư hay quận huyện thực hiện nghiêm quy hoạch không?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Thông thường, sau khi phê duyệt một quy hoạch xong thì bao giờ cũng kèm theo kế hoạch tổ chức thực hiện. Đặc biệt là những quy định và quy chế để thực hiện quy hoạch. Đây là một trong những giải pháp trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Do đó, sau khi quy hoạch đã được thông qua, Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ ban hành quy định về quy chế quản lý quy hoạch này. Đương nhiên khi thực hiện quy hoạch sẽ có sự biến động, phát sinh; khi đó chúng ta sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa được những quy hoạch này liên quan đến nhiều yếu tố và đòi hỏi sự nỗ lực của Ủy ban Nhân dân thành phố cũng như các ngành chức năng. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.
- Xin ông cho biết nguồn vốn để Hà Nội hiện thực hóa 5 quy hoạch đã được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua kỳ này?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Năm quy hoạch mà Hội đồng Nhân dân thông qua tại kỳ họp này là quy hoạch của những ngành, những lĩnh vực kinh tế, xã hội rất chủ yếu, như vấn đề về nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và giáo dục, đào tạo, y tế. Có thể nói đây là những quy hoạch chuyên ngành hết sức quan trọng khi thành phố triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội mà Thủ tướng đã phê duyệt. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể thì trong các quy hoạch đều phải tính toán đến những các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn để triển khai quy hoạch này.
Về cơ cấu nguồn vốn, đối với các ngành, như kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì phần cơ cấu nguồn vốn của ngân sách chỉ khoảng 10% để hỗ trợ về cơ sở hạ tầng; còn lại 90% là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, từ xã hội để chúng ta đầu tư vào phần kinh doanh. Đối với các ngành xã hội, như ngành giáo dục và đào tạo, y tế thì nguồn ngân sách phải là nguồn lớn. Cho nên trong cơ cấu vốn ở đây chúng tôi tính là 65% từ ngân sách cho các ngành, lĩnh vực xã hội này; còn 35% là nguồn huy động từ xã hội.
Với việc cân đối như thế, nguồn ngân sách sẽ được phân làm 2 giai đoạn. Nguồn vốn ngân sách ở giai đoạn thứ nhất từ 2011-2015 dựa vào khả năng thu ngân sách hiện nay của thành phố để đầu tư tập trung cho những công trình cấp bách và ưu tiên. Tiếp đó, sẽ tập trung đầu tư vào những năm tiếp theo, tức là giai đoạn 2015-2020.
-Cụ thể, Hà Nội cần bao nhiêu tiền để triển khai 5 quy hoạch này, thưa ông?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Thực ra khó có thể đưa ra được con số tuyệt đối, mà tôi chỉ muốn nói rằng khi tính toán kinh phí triển khai thì đã cân đối vào khả năng để chi cho các ngành, lĩnh vực của cả quy hoạch tổng thể đã được tính toán. Ví dụ như 3 ngành kinh tế thì trong 5 năm từ 2011-2015 là khoảng 1.500 tỷ. Năm năm tiếp theo sẽ được đầu tư hơn 2.000 tỷ. Nguồn lực này được cân đối từ đó để tính toán quay ngược lại khả năng thực tế của nó.
- Có ý kiến cho rằng, khi mở rộng nguồn vốn, nhất là nguồn vốn từ việc xã hội hóa thì dễ dẫn đến tình trạng trường học lạm thu, bệnh viện tận thu. Vậy theo ông thì cần phải cân đối nguồn vốn xã hội hóa như thế nào?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Khi thực hiện xã hội hóa thì một trong những vấn đề đặt ra là chúng ta phải kiểm soát được vấn đề về giá và thu phí. Đây chính là trường hợp chúng ta phải khắc phục trong những vấn đề xã hội hóa vừa qua.
- Trước đây, Hà Nội đã có một số quy hoạch nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện dở dang. Theo ông, để tổ chức và quản lý sau quy hoạch có cần kèm theo chế tài, biện pháp buộc các chủ đầu tư hay quận huyện thực hiện nghiêm quy hoạch không?
Ông Nguyễn Thế Thảo: Thông thường, sau khi phê duyệt một quy hoạch xong thì bao giờ cũng kèm theo kế hoạch tổ chức thực hiện. Đặc biệt là những quy định và quy chế để thực hiện quy hoạch. Đây là một trong những giải pháp trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Do đó, sau khi quy hoạch đã được thông qua, Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ ban hành quy định về quy chế quản lý quy hoạch này. Đương nhiên khi thực hiện quy hoạch sẽ có sự biến động, phát sinh; khi đó chúng ta sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp.
Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Thanh Bình (TTXVN)