Theo ghi nhận thực tế của phóng viên, tại một số tuyến đường như Phố Huế, Lò Sũ, Lò Đúc... nhiều cây cổ thụ đã chết khô, mục rỗng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Thời gian này đang bước vào mùa mưa bão, những cây đã chết khô trên các tuyến phố tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi đường và người dân sống tại khu vực này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trên tuyến phố Lò Sũ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) một gốc cây đã chết khô từ lâu nhưng chưa được xử lý triệt để, vẫn còn vươn ra phần đường các phương tiện lưu thông. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần gốc cây đã mục ruỗng có nguy cơ đổ sập mỗi khi trời có dông bão và mưa kéo dài. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần thân cây vươn ra lòng đường đã bong tróc hết lớp vỏ, phần gỗ bên trong cũng đã bị nứt. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hằng ngày vẫn có nhiều phương tiện và người đi bộ di chuyển qua gốc cây đã chết khô từ lâu trên tuyến phố này. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cách đó không xa là tuyến phố Lò Đúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) - nơi tập trung nhiều cây cổ thụ cao lớn, cũng ghi nhận tình trạng có các gốc cây chết khô. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Người dân sinh sống tại khu vực này thấy lo lắng không biết cây sẽ đổ lúc nào vì phần gốc cây chết khô này đã mục. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Anh Tú sinh sống tại phố Lò Đúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cảm thấy bất an khi mùa mưa bão đến trong khi gốc cây chết khô này lại nghiêng về phía nhà dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nằm ở trung tâm Hà Nội, Phố Huế cũng là nơi có những cây chết khô nhưng chưa được xử lý. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Phần thân cây đã bong tróc vỏ và nứt vỡ , nếu không kịp thời di chuyển những cây chết khô sẽ tiềm ẩn thiệt hại về tài sản và tính mạng con người. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các cây đã chết khô trên địa bàn Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi mùa mưa bão đã đến. Các đơn vị quản lý cần sớm có kế hoạch để xử lý những cây đã chết khô để đảm bảo an toàn cho người dân. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
(Vietnam+)