Từ cuối tháng Hai đến nay, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 22.464 mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng, phạt hành chính hơn 163 triệu đồng.
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cho đến nay tình hình kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc bày bán trên các vỉa hè, tuyến phố đã cơ bản được dẹp bỏ.
Xung quanh vấn đề quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm hiện nay, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội.
- Xin ông đánh giá những kết quả đã đạt được sau hơn 1 tháng thực hiện cao điểm về xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Ông Vương Trí Dũng: Trong đợt ra quân làm thí điểm để lập phương án đề xuất với Bộ Công Thương từ 25/2 đến cuối tháng 4/2013, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 226 điểm sản xuất, kinh doanh (gồm 180 điểm trên các vỉa hè) và kết quả đợt đầu là 100% các đơn vị này đều có vi phạm.
Những lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh mũ bảo hiểm không có nhãn, không ghi nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, kinh doanh mũ không có dấu hợp quy, chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng, kinh doanh mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm, không ghi nhãn hàng hóa, không nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ và kinh doanh sai nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...
Số lượng mũ không đạt chuẩn bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ trong đợt 1 là trên 21.000 chiếc mũ.
Trong đợt 2, từ 5-6/6, qua kiểm tra 36 điểm kinh doanh trên các tuyến phố trọng điểm thuộc 4 quận nội thành đã có sự chuyển biến rất tích cực, lực lượng chức năng thu giữ 94 mũ bảo hiểm không có hóa đơn chứng từ.
Đáng lưu ý, các điểm kinh doanh trên các vỉa hè, lòng đường và hàng dong trước kia đã cơ bản được dẹp bỏ. Điều này cho thấy tác động của việc kiểm tra đến người kinh doanh đã thu được kết quả rõ rệt.
Trong 12 cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm và các đại lý của đợt kiểm tra lần này thì tỷ lệ tái phạm cũng giảm rõ rệt, hầu hết các doanh nghiệp đã buôn bán mũ bảo hiểm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đây là kết quả đáng ghi nhận, cho thấy nhận thức của những người kinh doanh đã được nâng cao.
- Dư luận nhắc nhiều đến những điểm kinh doanh kiểu hàng dong, điểm bán thay đổi thường xuyên và hàng kém chất lượng cũng tập trung ở đây. Vậy theo ông lực lượng quản lý thị trường đã có những giải pháp như thế nào?
Ông Vương Trí Dũng: Hoạt động kiểm tra và xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng hiện không có nhiều vướng mắc, nhưng để tổ chức thực hiện xử phạt thì rất khó khăn, do các đối tượng kinh doanh như bán dong, bản vỉa hè sau khi bị thu giữ mũ bảo hiểm thì khả năng xử phạt rất khó khăn.
Thứ hai là việc duy trì lực lượng làm việc liên tục vấn đề này cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, nhất là chính quyền sở tại. Đây quả là công việc rất khó vì không thể trải hết quân số để làm việc này 24/24 giờ.
- Để "lách luật," trên thị trường đã xuất hiện loại mũ bảo hiểm có đủ 3 bộ phận theo quy định, nhưng chất lượng lại rất thấp. Cơ quan quản lý sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Ông Vương Trí Dũng: Về cách nhận biết và quản lý mũ bảo hiểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu, hiện Tổng cục đo lường chất lượng đã có một số giải pháp như dán tem và siết chặt hơn điều kiện sản xuất...
Chúng tôi cũng có khuyến cáo người dân, để mua được chiếc mũ bảo hiểm chất lượng tốt thì hãy đến các đại lý chính thức của các nhà sản xuất mũ bảo hiểm có uy tín, mũ bảo hiểm phải đạt những tiêu chuẩn như phải có giấy hợp quy, có tem công bố chất lượng của nhà sản xuất và có nhãn và giấy bảo hành.
Phía lực lượng quản lý thị trường cũng sẽ làm mạnh hơn đối với người bán, yêu cầu các doanh nghiệp khi bán mũ bảo hiểm thì phải xuất hóa đơn. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vướng mắc của người tiêu dùng.
- Từ trước đến nay, mỗi khi các cơ quan chức năng mạnh tay thì hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng lậu sẽ lắng xuống. Để duy trì hoạt động này đi vào nền nếp, lực lượng quản lý thị trường sẽ có những biện pháp nào thưa ông?
Ông Vương Trí Dũng: Từ nay đến cuối năm, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục mở nhiều đợt kiểm tra để duy trì và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm đi vào nền nếp. Trong mỗi đợt kiểm tra cũng có những hoạt động chuyên sâu khác nhau, cụ thể là đi vào chất lượng theo công bố của doanh nghiệp và đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội sẽ kiểm tra các điểm đổi mũ bảo hiểm để đảm bảo người tiêu dùng khi đổi đều có mũ bảo đảm chất lượng. Mặt khác, cơ quan quản lý thị trường sẽ phối hợp với chủ sở hữu sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm nhằm đưa ra nhiều đợt khuyến mãi, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
Việc gắn trách nhiệm của các cán bộ công chức quản lý thị trường tại địa bàn để tránh hiện tượng "nhờn luật" cũng được đẩy mạnh hơn nhằm duy trì tính hiệu quả của hoạt động chống mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Tuy nhiên, để có hiệu quả thiết thực thì không chỉ Hà Nội mà cần sự ra quân đồng bộ của các lực lượng trên cả nước, nhằm loại bỏ từ gốc hoạt động sản xuất kinh doanh mũ không đạt chuẩn.
- Xin cảm ơn ông./.
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, cho đến nay tình hình kinh doanh mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc bày bán trên các vỉa hè, tuyến phố đã cơ bản được dẹp bỏ.
Xung quanh vấn đề quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm hiện nay, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Vương Trí Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội.
- Xin ông đánh giá những kết quả đã đạt được sau hơn 1 tháng thực hiện cao điểm về xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng?
Ông Vương Trí Dũng: Trong đợt ra quân làm thí điểm để lập phương án đề xuất với Bộ Công Thương từ 25/2 đến cuối tháng 4/2013, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 226 điểm sản xuất, kinh doanh (gồm 180 điểm trên các vỉa hè) và kết quả đợt đầu là 100% các đơn vị này đều có vi phạm.
Những lỗi vi phạm chủ yếu là kinh doanh mũ bảo hiểm không có nhãn, không ghi nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, kinh doanh mũ không có dấu hợp quy, chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng, kinh doanh mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm, không ghi nhãn hàng hóa, không nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ và kinh doanh sai nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...
Số lượng mũ không đạt chuẩn bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội thu giữ trong đợt 1 là trên 21.000 chiếc mũ.
Trong đợt 2, từ 5-6/6, qua kiểm tra 36 điểm kinh doanh trên các tuyến phố trọng điểm thuộc 4 quận nội thành đã có sự chuyển biến rất tích cực, lực lượng chức năng thu giữ 94 mũ bảo hiểm không có hóa đơn chứng từ.
Đáng lưu ý, các điểm kinh doanh trên các vỉa hè, lòng đường và hàng dong trước kia đã cơ bản được dẹp bỏ. Điều này cho thấy tác động của việc kiểm tra đến người kinh doanh đã thu được kết quả rõ rệt.
Trong 12 cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm và các đại lý của đợt kiểm tra lần này thì tỷ lệ tái phạm cũng giảm rõ rệt, hầu hết các doanh nghiệp đã buôn bán mũ bảo hiểm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đây là kết quả đáng ghi nhận, cho thấy nhận thức của những người kinh doanh đã được nâng cao.
- Dư luận nhắc nhiều đến những điểm kinh doanh kiểu hàng dong, điểm bán thay đổi thường xuyên và hàng kém chất lượng cũng tập trung ở đây. Vậy theo ông lực lượng quản lý thị trường đã có những giải pháp như thế nào?
Ông Vương Trí Dũng: Hoạt động kiểm tra và xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng hiện không có nhiều vướng mắc, nhưng để tổ chức thực hiện xử phạt thì rất khó khăn, do các đối tượng kinh doanh như bán dong, bản vỉa hè sau khi bị thu giữ mũ bảo hiểm thì khả năng xử phạt rất khó khăn.
Thứ hai là việc duy trì lực lượng làm việc liên tục vấn đề này cần phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng, nhất là chính quyền sở tại. Đây quả là công việc rất khó vì không thể trải hết quân số để làm việc này 24/24 giờ.
- Để "lách luật," trên thị trường đã xuất hiện loại mũ bảo hiểm có đủ 3 bộ phận theo quy định, nhưng chất lượng lại rất thấp. Cơ quan quản lý sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Ông Vương Trí Dũng: Về cách nhận biết và quản lý mũ bảo hiểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu, hiện Tổng cục đo lường chất lượng đã có một số giải pháp như dán tem và siết chặt hơn điều kiện sản xuất...
Chúng tôi cũng có khuyến cáo người dân, để mua được chiếc mũ bảo hiểm chất lượng tốt thì hãy đến các đại lý chính thức của các nhà sản xuất mũ bảo hiểm có uy tín, mũ bảo hiểm phải đạt những tiêu chuẩn như phải có giấy hợp quy, có tem công bố chất lượng của nhà sản xuất và có nhãn và giấy bảo hành.
Phía lực lượng quản lý thị trường cũng sẽ làm mạnh hơn đối với người bán, yêu cầu các doanh nghiệp khi bán mũ bảo hiểm thì phải xuất hóa đơn. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết những vướng mắc của người tiêu dùng.
- Từ trước đến nay, mỗi khi các cơ quan chức năng mạnh tay thì hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng lậu sẽ lắng xuống. Để duy trì hoạt động này đi vào nền nếp, lực lượng quản lý thị trường sẽ có những biện pháp nào thưa ông?
Ông Vương Trí Dũng: Từ nay đến cuối năm, lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục mở nhiều đợt kiểm tra để duy trì và đưa hoạt động sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm đi vào nền nếp. Trong mỗi đợt kiểm tra cũng có những hoạt động chuyên sâu khác nhau, cụ thể là đi vào chất lượng theo công bố của doanh nghiệp và đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội sẽ kiểm tra các điểm đổi mũ bảo hiểm để đảm bảo người tiêu dùng khi đổi đều có mũ bảo đảm chất lượng. Mặt khác, cơ quan quản lý thị trường sẽ phối hợp với chủ sở hữu sản xuất và kinh doanh mũ bảo hiểm nhằm đưa ra nhiều đợt khuyến mãi, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
Việc gắn trách nhiệm của các cán bộ công chức quản lý thị trường tại địa bàn để tránh hiện tượng "nhờn luật" cũng được đẩy mạnh hơn nhằm duy trì tính hiệu quả của hoạt động chống mũ bảo hiểm kém chất lượng.
Tuy nhiên, để có hiệu quả thiết thực thì không chỉ Hà Nội mà cần sự ra quân đồng bộ của các lực lượng trên cả nước, nhằm loại bỏ từ gốc hoạt động sản xuất kinh doanh mũ không đạt chuẩn.
- Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)