Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 7, trên địa bàn thành phố vẫn còn khoảng 42.000 căn hộ thuộc sở hữu nhà nước với diện tích khoảng 1,2 triệu m2 (trong đó có khoảng 5.000 căn hộ thuộc diện không được bán và cấp giấy chứng nhận).
Trong khi đó, 31/12 là thời hạn cuối cùng giải quyết bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP.
Cụ thể, quỹ nhà do Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội và Công ty đầu tư phát triển nhà-đô thị (Bộ Quốc Phòng) còn khoảng 20.000 căn, đã tiếp nhận khoảng 7.000 đơn mua nhà; Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã quản lý 22.000 hộ gia đình đang ở quỹ nhà cơ quan tự quản, nhưng số lượng nộp đơn mua nhà không đáng kể.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, qua 15 năm thực hiện, thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp quyết liệt nên công tác bán nhà theo Nghị định 61/CP đã đạt được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, do quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước quá lớn, tính chất lại phức tạp nên khối lượng còn lại đến thời điểm này tương đối lớn, lại nằm rải rác, đan xen gây khó khăn cho công tác quản lý.
Một vấn đề tồn tại nữa là do quỹ nhà các cơ quan tự quản bị buông lỏng quản lý từ nhiều năm nên hồ sơ gốc bị thất lạc, không còn cơ quan hoặc còn nhưng cơ quan không chịu hợp tác; người sử dụng nhà, đất đã cơi nới lấn chiếm, nay ngại làm hồ sơ vì sợ sẽ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Trong khi đó, ở một số địa phương, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác cấp giấy chứng nhận; bộ máy cán bộ phòng Tài nguyên - Môi trường còn thiếu, chưa thống nhất (thậm chí một số nơi giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận cho phòng Xây dựng đô thị)?
Bên cạnh đó, một số lý do khiến người dân “thờ ơ” với việc mua nhà 61/CP là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cho rằng việc mua nhà theo Nghị định 61/CP là tự nguyện, không có tính bắt buộc; một số hộ khiếu nại, yêu cầu không phải nộp tiền sử dụng đất vì đã ở trước ngày 15/10/1993....
Về công tác cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đã hoàn tất thủ tục mua nhà, do khi triển khai cấp theo mẫu mới phát sinh một số vướng mắc, Sở Xây dựng đã kịp thời đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, yêu cầu các đơn vị bán nhà hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận chuyển sang Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã trước ngày 30/7 để triển khai thực hiện.
Theo số liệu thống kê, tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 185.000 hộ, với diện tích sử dụng nhà khoảng 5,5 triệu m2. Trong đó, các Công ty nhà quản lý khoảng 155.000 căn, đã bán cho 134.960 hộ, số tiền bán nhà thực nộp ngân sách 2.126 tỷ đồng và cấp được 131.500 giấy chứng nhận.
Còn quỹ nhà do các cơ quan tự quản khoảng 30.000 căn với diện tích khoảng 0,9 triệu m2, trong đó Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận được 18.000 hộ và cấp giấy chứng nhận được khoảng 8.000 căn hộ./.
Trong khi đó, 31/12 là thời hạn cuối cùng giải quyết bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê theo Nghị định 61/CP.
Cụ thể, quỹ nhà do Công ty quản lý và phát triển nhà Hà Nội và Công ty đầu tư phát triển nhà-đô thị (Bộ Quốc Phòng) còn khoảng 20.000 căn, đã tiếp nhận khoảng 7.000 đơn mua nhà; Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã quản lý 22.000 hộ gia đình đang ở quỹ nhà cơ quan tự quản, nhưng số lượng nộp đơn mua nhà không đáng kể.
Theo đánh giá của Sở Xây dựng, qua 15 năm thực hiện, thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp quyết liệt nên công tác bán nhà theo Nghị định 61/CP đã đạt được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, do quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước quá lớn, tính chất lại phức tạp nên khối lượng còn lại đến thời điểm này tương đối lớn, lại nằm rải rác, đan xen gây khó khăn cho công tác quản lý.
Một vấn đề tồn tại nữa là do quỹ nhà các cơ quan tự quản bị buông lỏng quản lý từ nhiều năm nên hồ sơ gốc bị thất lạc, không còn cơ quan hoặc còn nhưng cơ quan không chịu hợp tác; người sử dụng nhà, đất đã cơi nới lấn chiếm, nay ngại làm hồ sơ vì sợ sẽ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.
Trong khi đó, ở một số địa phương, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác cấp giấy chứng nhận; bộ máy cán bộ phòng Tài nguyên - Môi trường còn thiếu, chưa thống nhất (thậm chí một số nơi giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận cho phòng Xây dựng đô thị)?
Bên cạnh đó, một số lý do khiến người dân “thờ ơ” với việc mua nhà 61/CP là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cho rằng việc mua nhà theo Nghị định 61/CP là tự nguyện, không có tính bắt buộc; một số hộ khiếu nại, yêu cầu không phải nộp tiền sử dụng đất vì đã ở trước ngày 15/10/1993....
Về công tác cấp giấy chứng nhận cho các trường hợp đã hoàn tất thủ tục mua nhà, do khi triển khai cấp theo mẫu mới phát sinh một số vướng mắc, Sở Xây dựng đã kịp thời đưa ra những biện pháp tháo gỡ khó khăn, yêu cầu các đơn vị bán nhà hoàn chỉnh hồ sơ cấp giấy chứng nhận chuyển sang Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã trước ngày 30/7 để triển khai thực hiện.
Theo số liệu thống kê, tổng quỹ nhà ở thuộc sở hữu trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 185.000 hộ, với diện tích sử dụng nhà khoảng 5,5 triệu m2. Trong đó, các Công ty nhà quản lý khoảng 155.000 căn, đã bán cho 134.960 hộ, số tiền bán nhà thực nộp ngân sách 2.126 tỷ đồng và cấp được 131.500 giấy chứng nhận.
Còn quỹ nhà do các cơ quan tự quản khoảng 30.000 căn với diện tích khoảng 0,9 triệu m2, trong đó Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã đã tiếp nhận được 18.000 hộ và cấp giấy chứng nhận được khoảng 8.000 căn hộ./.
Minh Nghĩa (TTXVN/Vietnam+)